Sếp Grab chia sẻ về cơ hội 'chỉ có một lần trong đời' tại Đông Nam Á

28/11/2021 14:00 PM | Kinh doanh

Tài chính là một trong những mảng kinh doanh cốt lõi của Grab cùng với dịch vụ đặt xe và giao đồ ăn.

Tài chính là một trong những mảng kinh doanh cốt lõi của Grab cùng với dịch vụ đặt xe và giao đồ ăn. Lĩnh vực này được kỳ vọng sẽ là động lực tăng trưởng chính cho công ty sau khi niêm yết tại Mỹ, dự kiến hoàn thành sớm nhất vào đầu tháng 12.

Hiện tại, Grab cung cấp dịch vụ ví điện tử GrabPay, bảo hiểm và quản lý tài sản cùng các dịch vụ khác, nhắm mục tiêu đến những người lao động công chức trẻ tuổi, tài xế gọi xe của Grab và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với quy mô hoạt động như vậy, Lai tiết lộ, công ty nhìn thấy cơ hội khi cho rằng “một lượng lớn nhu cầu chưa được đáp ứng".

Về vấn đề tài chính hoặc khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính để đáp ứng nhu cầu bản thân của cá nhân và doanh nghiệp, Lai cho biết một động lực chính sẽ là ngân hàng kỹ thuật số. Grab đã giành được giấy phép ngân hàng kỹ thuật số tại Singapore thông qua liên doanh với Công ty Viễn thông Singapore và dự kiến ra mắt vào năm sau. Lai cho biết, ngân hàng số của công ty hiện có 200 nhân sự.

Các ngân hàng truyền thống của Đông Nam Á như DBS Group Holdings của Singapore cũng đang đầu tư mạnh mẽ vào không gian kỹ thuật số. Nhưng Lai cho rằng điều này không hoàn toàn là sự cạnh tranh.

"Chúng tôi nhận thấy các khoản đầu tư khổng lồ [của các ngân hàng truyền thống] vào trải nghiệm của người tiêu dùng trên toàn khu vực. Điều đó thật tuyệt vời cho người tiêu dùng, nhưng khách hàng mục tiêu của chúng tôi là những người chưa được tiếp cận các dịch vụ này", ông nói. "Đối với chúng tôi, cứ 10 người thì có 6 người không được các ngân hàng phục vụ, 9/10 người không có thẻ tín dụng - tất cả đều ở khắp Đông Nam Á. Đó là phân khúc mục tiêu của chúng tôi."

Sếp Grab chia sẻ về cơ hội chỉ có một lần trong đời tại Đông Nam Á - Ảnh 1.

Reuben Lai, Giám đốc điều hành cấp cao của Tập đoàn tài chính Grab. Ảnh: Nikkei montage/Retuers

Grab cũng đã đăng ký giấy phép ngân hàng kỹ thuật số ở Malaysia và đang tìm kiếm các cơ hội tạo ra các ngân hàng kỹ thuật số ở phần còn lại của khu vực.

Ông nói: “Chúng tôi tiếp tục tìm kiếm những cơ hội thú vị khác ở khắp Đông Nam Á nhằm thiết lập lại lĩnh vực ngân hàng. Cuộc hành trình thật thú vị. Và chưa hết, nó còn ở phía trước. Đối với tôi nhiệm vụ này thật tuyệt vời, và tất cả các đồng sự của tôi đều có chung nhiệt huyết – cơ hội "chỉ có một lần trong đời" để đem đến một sự thống nhất về tài chính ở toàn Đông Nam Á”.

Ông cho biết Grab đã học hỏi kinh nghiệm kinh doanh tài chính từ các đối tác hiện tại như Credit Saison của Nhật Bản và Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ, Tập đoàn bảo hiểm Trung Quốc ZhongAn. Ví dụ, thông qua quan hệ đối tác với Ngân hàng Ayudhya của Thái Lan, một ngân hàng thuộc nhóm MUFG, Grab đã xem xét "cách phục vụ người bán tốt hơn thông qua tính điểm tín dụng chung", ông nói.

Một nguồn tăng trưởng dự kiến khác sẽ là dịch vụ "mua ngay, trả sau", cho phép khách hàng mua các mặt hàng mà không phải trả lãi suất. Grab nhận hoa hồng từ các kênh phân phối.

Grab ra mắt chức năng mua ngay, trả sau vào cuối năm 2020, nhắm đến những người không có thẻ tín dụng. Trong một cuộc phỏng vấn riêng, người đứng đầu GrabPay và GrabRewards Chris Yeo cho biết, công ty hiện đang vận hành dịch vụ này tại Singapore và Malaysia và sẽ triển khai tại các thị trường khác trong khu vực từ năm sau.

Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh tài chính của Grab vẫn thua lỗ. Doanh thu của lĩnh vực này trong quý III là 14 triệu USD, trong khi EBITDA (thu nhập trước lãi vay, thuế và khấu hao) là âm 76 triệu USD. Điều này cho thấy, Grab đã bỏ ra một mức chi phí lớn cho việc mở rộng quy mô kinh doanh.

Một số sản phẩm của khác của Grab như quản lý tài sản vi mô, cho phép người dùng đầu tư chỉ từ một đô la Singapore (0,74 USD). Khi được hỏi liệu mô hình kinh doanh bán các sản phẩm nhỏ như vậy có bền vững hay không, Lai cho biết công ty của ông có thể duy trì mức chi phí thấp bằng cách áp dụng tự động hóa và công nghệ để mở rộng quy mô kinh doanh cho khách hàng mục tiêu.

Ông nói: “Một khi khai phá thị trường này, chúng tôi tin rằng cơ hội thành công là khá lớn, bên cạnh cơ hội mang lại lợi ích cho Đông Nam Á. Chúng tôi đang làm việc chăm chỉ và hy vọng, trong vòng 5 đến 10 năm tới, chúng tôi sẽ thấy các dịch vụ tài chính và ngân hàng được định nghĩa lại ở Đông Nam Á."

Theo Trang Trang

Cùng chuyên mục
XEM