Sau buổi phỏng vấn thảm họa, tôi mới nhận ra sai lầm khiến mình đi xin việc mãi không thành: Dám sảy chân mới biết đau mà tránh

02/02/2021 22:04 PM | Sống

Tình huống gây hoang mang nhất trong cuộc đời lại là thứ khiến tôi nhận ra nghề nghiệp phù hợp với mình.

Vừa tốt nghiệp đại học, tôi liền đi tìm công việc đầu tiên. Dù đã ứng tuyển vào hàng trăm vị trí khác nhau, tôi vẫn liên tục thất bại.

Đột nhiên, tôi nhận được cuộc gọi không biết từ đâu tới. Một agency liên lạc với tôi, hỏi đủ mọi điều. Đến cuối cuộc gọi, nhà tuyển dụng nói: “Chúc mừng bạn! Bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn đầu tiên!”.

Tôi hoàn toàn không hề biết đây là một cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng mời tôi đến London (Anh) một ngày, nơi các vị sếp tiềm năng sẽ quan sát, đánh giá và chọn ra nhân viên bán hàng mới cho công ty.

Lúc đó, tôi không thực sự hứng thú với việc trở thành nhân viên bán hàng cho một công ty công nghệ. Tôi chỉ nghĩ đây sẽ là một trải nghiệm có ích với mình.

Nhà tuyển dụng nhắc tôi chuẩn bị một bài phát biểu ngắn, liệt kê chi tiết những thành tích ấn tượng nhất của mình - dù chúng là gì đi nữa. Sau đó, chúng tôi được chia thành nhiều nhóm nhỏ, cùng giải quyết vấn đề kinh doanh được đưa ra.

Nếu nói rằng tôi đang bước chân ra khỏi vùng an toàn thì vẫn còn quá nhẹ so với những gì đã thực sự xảy ra.

 Sau buổi phỏng vấn thảm họa, tôi mới nhận ra sai lầm khiến mình đi xin việc mãi không thành: Dám sảy chân mới biết đau mà tránh - Ảnh 1.

***

Tôi ra khỏi giường và di chuyển tới London. Trong cái nóng đổ lửa của tàu điện ngầm, tôi đã tới tòa nhà cao tầng sang trọng nơi mình hẹn phỏng vấn. Bên trong thang máy có hẳn màn hình cảm ứng để điều khiển - và đây mới chỉ là bất ngờ đầu tiên trong ngày.

Tôi đi lên tầng được yêu cầu.

Tại sảnh, có khoảng 60 ứng viên trong trang phục trịnh trọng đang ngồi và trò chuyện với nhau, đa số đều trông rất có kinh nghiệm.

“Mình đang làm gì ở đây?”, tôi nghĩ thầm. Ngoài ra, tôi là người duy nhất ở đây không mặc blazer. Điều này khiến tôi cảm thấy mình đã bước hụt một chân ngay từ đầu.

Đúng vậy, tình huống này đã vượt quá khả năng xử lý của tôi.

Cuối cùng, thời gian phát biểu cá nhân cũng đến. Vì họ của tôi nằm ở nửa cuối danh sách, tôi đã may mắn có cơ hội được nghe các ứng viên khác nói.

Có người đã từng khởi nghiệp khi đang học đại học. Một cô gái đã đi du lịch vòng quanh thế giới và tự viết sách. Những ứng viên khác cũng có lý lịch rất đáng nể.

Tôi cảm thấy mình không bằng những người đó. Thành tích tốt nhất mà tôi có còn chẳng thể so sánh với họ. Tôi đứng lên phát biểu - gần như chẳng có gì để khoe ra cả.

Sau đó, chúng tôi được chia thành từng nhóm và giao nhiệm vụ giải quyết một vấn đề. Tôi cố gắng nêu quan điểm, nhưng buổi thảo luận nhanh chóng biến thành cuộc thi xem ai có thể nói át người khác.

Chẳng có gì ngạc nhiên khi không ai gọi tôi đến phỏng vấn cho vòng 3.

Dù vậy, tôi vẫn thất vọng vô cùng. Chẳng ai muốn thất bại cả.

***

Trải nghiệm khó chịu này đã cho tôi biết công việc thực sự mình muốn làm là gì. Đã không cảm thấy phù hợp thì dù cố gắng bao nhiêu cũng sẽ vẫn thất bại.

Cuộc sống còn có nhiều thứ hơn là việc kiếm tiền. Tôi đã biết ngay từ đầu răng mình không muốn đi bán máy tính hay đại loại vậy. Tôi tự lừa dối bản thân, dập tắt những suy nghĩ ấy “vì lợi ích sự nghiệp sau này”.

Sau này khi nhìn lại, tôi đã nghĩ: Tại sao?

Chúng ta luôn muốn làm được điều gì đó cho xã hội. Là một cử nhân mới ra trường, tôi càng háo hức hơn bất kỳ ai.

Dù buổi phỏng vấn thảm hại là một trải nghiệm vô cùng đau thương, tôi vẫn cảm thấy có phần nhẹ nhõm. Tôi đã không phải tiếp tục và kết thúc nhiều năm sự nghiệp của mình trong khổ sở.

Nó giúp tôi sáng mắt ra và biết rõ mình muốn làm gì cho cuộc đời này. Phải mất nhiều tháng trời tôi mới dám thừa nhận và theo đuổi niềm đam mê viết lách của mình.

Roy T. Bennett - tác giả của cuốn sách “The Light in the Heart” - từng viết: “Sự thay đổi thực sự luôn khó khăn lúc ban đầu, nhưng lại đẹp đẽ khi kết thúc. Sự thay đổi bắt đầu vào giây phút bạn lấy đủ dũng khí và bước ra khỏi vùng an toàn; sự thay đổi bắt đầu ở điểm cuối của vùng an toàn”.

Bằng cách bước một chân ra khỏi vùng an toàn, tôi đã biết được điều mình không muốn làm. Sự thay đổi bắt đầu từ đó.

Tôi đã học được nhiều điều về bản thân mình.

 Sau buổi phỏng vấn thảm họa, tôi mới nhận ra sai lầm khiến mình đi xin việc mãi không thành: Dám sảy chân mới biết đau mà tránh - Ảnh 2.

***

Với những người mới bắt đầu, hãy thử học những thứ mình không thích. Tôi không thích vị trí mà mình ứng tuyển, cũng chẳng khoái đi đi lại lại mỗi ngày.

Tuy nhiên, tôi học được rằng mình phải quyết đoán hơn và không nên so sánh bản thân với mọi người. Tôi đã để thành tích của các ứng viên khác đe dọa mình, khiến bản thân rơi vào hoài nghi.

So sánh bản thân với người khác có thể hữu ích nếu bạn đang cố gắng cạnh tranh, nhưng nó cũng có thể dìm chết bạn.

Tìm đúng công việc nghĩa là tìm được công việc phù hợp với mình. Trong ví dụ này, nó là một quá trình hai chiều. Tôi không nghĩ mình phù hợp cho vị trí đó, cũng như công việc đó không dành cho tôi.

Mấu chốt nằm ở chỗ: điều đó hoàn toàn ổn. Bạn phải đẩy mình ra ngoài xã hội, biết nơi nào phù hợp, nơi nào không. Ngồi một chỗ trong vùng an toàn sẽ chỉ khiến bạn giậm chân tại chỗ.

Vì thế, hãy tự giúp bản thân mình bằng các cởi bỏ vỏ bọc bên ngoài và đặt chân lên những con đường mới.

Bài chia sẻ của Max Phillips - blogger hàng đầu về sáng tạo và năng suất làm việc trên Medium.


Ngọc Hà

Cùng chuyên mục
XEM