Reuters: Việt Nam tăng tốc sẽ gỡ nút thắt cho chuỗi cung ứng toàn cầu năm 2022

15/02/2022 14:58 PM | Kinh tế vĩ mô

Reuters cho biết việc các nhà máy tại Việt Nam vận hành trơn tru trở lại sẽ giải quyết các nút thắt trong chuỗi cung ứng, giúp kìm chế lạm phát.

Các nhà máy sản xuất mọi thứ, từ giày dép đến điện thoại thông minh của Việt Nam dự kiến duy trì sản xuất trong bối cảnh dịch Covid-19 được kiểm soát tốt, trái ngược với chính sách đóng cửa vào năm ngoái – vốn gây cản trở lớn cho chuỗi cung ứng toàn cầu.

Là một trong những nhà sản xuất hàng may mặc lớn nhất thế giới, Việt Nam báo cáo số ca nhiễm Covid cao gấp đối so với mức đỉnh của năm ngoái. Nhưng không giống 9 tháng trước, giờ đây hàng triệu công nhân nhà máy đã được tiêm phòng đầy đủ và biến thể Omicron đang tỏ ra ít nghiêm trọng hơn, chính phủ cho biết.

"Nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên diện rộng trong năm nay là rất thấp do Việt Nam đã thực hiện thành công chiến dịch tiêm chủng Covid-19", ông Đặng Đức Anh – Viện trưởng Viện Vệ sinh Dịch Tễ Trung ương nói với Reuters.

Việt Nam đã nới lỏng các hạn chế trong những tháng gần đây, với việc các trường học mở cửa trở lại vào tuần trước và chính phủ cho biết bắt đầu dỡ bỏ các hạn chế đối với chuyến bay chở khách quốc tế từ 15/2.

Bộ Y tế cho biết hơn 76% dân số đã được tiêm ít nhất 2 liều vaccine, tăng từ mức 3,3% vào đầu tháng 9 năm ngoái.

Mục tiêu tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2022 là 6-6,5%, tăng so với mức 2,5% trong năm 2021.

Việc các nhà máy tại Việt Nam – nước xuất khẩu quần áo và giày dép lớn thứ 2 vào Mỹ chỉ sau Trung Quốc, vận hành trơn tru trở lại giúp giải phóng các nút thắt trong chuỗi cung ứng. Gián đoạn chuỗi cung ứng là nguyên nhân lớn khiến lạm phát tăng cao trên phạm vi toàn cầu.

"Nếu Việt Nam có thể duy trì năng lực sản xuất và snr lượng mạnh mẽ, điều này thực sự hỗ trợ chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt đối với ngành như nông nghiệp, dệt may và điện tử tiêu dùng", Duc Minh Nguyen – đối tác của công ty tư vấn EY cho biết.

Theo Đức Nam

Cùng chuyên mục
XEM