Ranh giới nào cho trào lưu khởi nghiệp: Liệu văn hoá khởi nghiệp có thể trở nên độc hại và sai lầm?

18/12/2019 13:12 PM | Sống

Những người như Steve Jobs, Bill Gate hay Elon Musk xây dựng những đế chế của họ bắt đầu từ việc khởi nghiệp, sau đó thì khởi nghiệp trở thành xu thế.

95% những người thành công nói rằng việc tự kinh doanh gần như là yếu tố thiết yếu để có thể đạt được hạnh phúc và làm việc cho người khác với một công việc nặng nhọc thì sẽ dẫn đến một cuộc đời thất bại.

Sự đi xuống của văn hóa khởi nghiệp một phần sinh ra là do truyền thông đại chúng đã tô hồng hoạt động này, trong khi trên thực tế, 90% start-up sẽ thất bại trong một vài năm đầu.

Nhiều phụ huynh và thanh niên tin rằng cách duy nhất để thành công là tự kinh doanh và làm chủ một thứ gì đó.

Chúng ta bị nhồi nhét hàng ngày vào đầu ý nghĩ “Sao mình lại đi làm một công việc bình thường như vậy? Mình cũng thông minh mà? Làm giàu bằng cách đầu tư phát triển App hay start-up đi”.

Nhiều người trẻ tin vào giấc mơ nơi bản thân họ nom thật chuyên nghiệp trong một văn phòng mát mẻ hoặc dành hàng giờ ở Starbucks với MacBook trong khi thực tế, tất cả các start-up thành công đều cho thấy rủi ro cao và khổ sở đủ đường.

Lĩnh vực công nghệ giống như một mỏ khai thác gần như cạn kiệt, bạn vẫn có thể kiếm tiền từ nó nhưng lợi nhuận là rất nhỏ và bạn phải đầu tư số tiền mà chỉ những tập đoàn lớn có thể chi trả, có vài ngoại lệ nhưng rất hiếm, hầu hết các founder cuối cùng sẽ thất bại, mất tiền, mất thời gian.

Ranh giới nào cho trào lưu khởi nghiệp: Liệu văn hoá khởi nghiệp có thể trở nên độc hại và sai lầm? - Ảnh 1.

Tư tưởng thử thách bản thân “go big or go home” thực chất được vẽ ra bởi các ngân hàng và những nơi muốn bạn vay tiền để làm giàu. Trong khi điều bạn cần tìm hiểu là thị trường cũng như sự tăng trưởng tài chính bền vững.

Để khởi nghiệp, chúng ta cần có đủ kỹ năng để có thể kiếm việc trong lĩnh vực mà bạn đã chọn, cải thiện từng ngày thông qua thực hành, học tập và luyện tập, chuyên sâu vào thứ gì đó và khi kiếm đủ tiền, đủ kinh nghiệm mới nghĩ đến lập công ty.

Cái ý nghĩ một cậu trai trẻ ở tuổi 20 đang thiếu kinh nghiệm đầu tư cả một số tiền lớn, lập nghiệp trong một lĩnh vực sôi nổi như IT, “phát minh” ra một bản phối lại những thứ đã có và đang ổn… Hãy nghĩ mà xem, ai lại cần một mạng xã hội mới? Một thương hiệu điện thoại Android mới? Thiết bị kết nối mới? Không phải ý tưởng điên rồ nào cũng thú vị và không phải sự mạo hiểm nào cũng mang lại ánh sáng cuối đường hầm. Có những ngoại lệ đáng nhận được sự chú ý nhưng hầu hết có thể đổ sụp trong một giây vì một số ý tưởng bị lỗi do thiết kế ban đầu.

Sự sụp đổ của các start-up và sự đi xuống của văn hóa khởi nghiệp một phần là do khủng hoảng về định hướng. Khi mà mục tiêu của nhiều bạn trẻ hiện tại là khiến người mua nhiều hơn, kiếm tiền nhiều hơn chứ không phải là tạo nên một doanh nghiệp bền vững, trong khi làm giàu là một mục tiêu xa vời mà những người trẻ còn quá ít kinh nghiệm có thể với tới được.

Ranh giới nào cho trào lưu khởi nghiệp: Liệu văn hoá khởi nghiệp có thể trở nên độc hại và sai lầm? - Ảnh 2.

Bắt đầu kinh doanh khó hơn nhiều so với làm việc chăm chỉ cho đúng chuyên môn của mình. Tại sao mục tiêu cuối cùng chỉ là kiếm thật nhiều tiền? Tại sao không khao khát sống trong khả năng của bạn? Hãy nhìn những thế hệ trước đó mà xem, đôi khi sống trong khả năng của mình khiến bạn thấy mình có nhiều tiền hơn bạn nghĩ đấy.

Người ta không cần giàu để tận hưởng những thứ mình đáng có. Họ chỉ cần thông minh thôi, và khởi nghiệp khi bạn không đủ sức là một quyết định thiếu thông minh nhất!

Văn hoá khởi nghiệp nhìn chung là một trào lưu tích cực, nhưng cái suy nghĩ rằng cách duy nhất để tận hưởng cuộc sống và thành công trong cuộc sống là khởi nghiệp thì thật sự nông cạn. Khởi nghiệp không dành cho tất cả mọi người và có nhiều cách khác cũng có thể thành công. Tỉnh mộng đi anh em!

Bùi Thảo

Cùng chuyên mục
XEM