Dùng điện thoại bình dân, ăn chơi ở nhà hàng sang trọng: Chiêu 'lấy lòng' khéo léo của Xiaomi

08/04/2015 09:08 AM | Thương hiệu

Thành công mà một công ty non trẻ như Xiaomi đạt được một phần lớn là bởi họ luôn khiến khách hàng của mình cảm thấy như một phần trong câu lạc bộ sang trọng trong các bữa tiệc do công ty tổ chức trên toàn Trung Quốc.

Nội dung nổi bật:

- Xiaomi là nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu ở Trung Quốc. Cách thức hoạt động của hãng này là bán những chiếc điện thoại thông minh “na ná” Apple và Samsung nhưng lại có giá rẻ hơn 1 nửa.

- Tuy nhiên, bí mật đằng sau thành công vượt bậc của Xiaomi lại nằm ở những bữa tiệc dành cho "fan" và cách truyền thông xã hội khéo léo.


Zhao Ruiping là công nhân tại một nhà máy ở miền đông Trung Quốc. Thứ 7 tuần trước, anh đã dành thời gian để tới một trong những câu lạc bộ đêm nổi tiếng nhất thành phố với tư cách là khách mời VIP của Xiaomi Corp.

Các fan tham gia một buổi tiệc do Xiaomi tổ chức tại Bắc Kinh.

“Tôi chưa bao giờ tới câu lạc bộ này trước đây. Tôi chỉ là một công nhân bình thường. Tôi không có đủ khả năng để vào những nơi như vậy”, Zhao – 27 tuổi nói.

Buổi tiệc có khoảng 300 người hâm mộ này có thể giải thích phần nào lý do vì sao Xiaomi có thể trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh hàng đầu của Trung Quốc nhanh đến vậy. Họ đã mang giấc mơ của một lượng lớn người trẻ Trung Quốc đến gần tầm tay hơn.

Cách thức hoạt động của Xiaomi là bán những chiếc điện thoại thông minh “na ná” Apple và Samsung nhưng lại có giá rẻ hơn 1 nửa. Bằng cách như vậy, Xiaomi đã trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 5 thế giới vào năm ngoái và là công ty khởi nghiệp giá trị nhất toàn cầu với giá trị 46 tỷ USD.

Thành công mà một công ty non trẻ như Xiaomi đạt được một phần lớn là bởi họ luôn khiến khách hàng của mình cảm thấy như một phần trong câu lạc bộ sang trọng trong các bữa tiệc do công ty tổ chức trên toàn Trung Quốc. Hiện tại, Xiaomi đang cố gắng mang mô hình này đến nhiều địa điểm khác trên thế giới với lượng sản phẩm hùng hậu hơn.

Xiaomi cũng đang gặp thử thách không nhỏ khi các fan của hãng luôn coi họ như một niềm tự hào quốc gia và hy vọng Xiaomi có thể trở thành thương hiệu Trung Quốc có tầm cỡ trên toàn cầu. Thậm chí, các fan của Xiaomi đã gửi tới nhà sáng lập Lei Jun một món quà làm thủ công để khích lệ ông và hiện đang được trưng bày tại trụ sở chính của công ty ở Bắc Kinh. Wang Wenyong – một fan hâm mộ đến tham dự buổi tiệc nói rằng anh thích Xiaomi bởi nó là sản phẩm của người Trung Quốc.

Bản thân nhà sáng lập Lei Jun cũng tuyên bố, anh không chỉ muốn Xiaomi trở thành nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới mà còn muốn mang những sản phẩm tốt hơn đến cho khách hàng tại các quốc gia đang phát triển từ ti vi đến đèn thông minh.

“Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả sản phẩm của chúng tôi sẽ trờ nên đẹp đẽ như vậy? Điều gì xảy ra nếu Trung Quốc không còn phải ghen tị với Nhật Bản hay Đức?”, nhà sáng lập Lei Jun nói.

Tuy vậy, tại thị trường nước ngoài, thị phần của Xiaomi vẫn còn thấp. Cụ thể Malaysia và Philippines thị phần của Xiaomi chiếm 4,4% và mới chỉ xuất hiện tại đây được 1 năm.

Đến thời điểm hiện tại, ở những thị trường bên ngoài Trung Quốc, công ty vẫn tương tác với fan không phải thông qua quảng cáo. Tuy nhiên, đây cũng là một thử thách, việc nhận dạng thương hiệu sẽ kém hơn và các nhà cung cấp sản phẩm cũng bị giới hạn. Trang web của Xiaomi trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc có hơn 10,7 triệu lượt người theo dõi trong khi tài khoản Twitter bằng tiếng anh của họ chỉ có 59.000 người theo dõi còn trang Facebook tại Indonesia chỉ có 64.000 like (thích). Các bình luận ở trang nước ngoài cũng ít hơn.

Cách tương tác với khách hàng như trên được coi là một dạng tiếp thị qua truyền thông xã hội. Sau khi thương hiệu phát triển, các công ty có thể tiếp cận với nhiều phương pháp truyền thông hơn như quảng cáo trên TV để xây dựng nhận thức trong tâm trí khách hàng.

Xiaomi cũng đang cố gắng mở rộng cách thức tiếp cận này. “Trong định nghĩa về công thức thành công, có một số thứ thuộc tính phổ quát. Đầu tiên phải hiểu các fan và kết thân với họ thay vì chỉ trò chuyện như một thương hiệu”, Amanda Chen – giám đốc marketing toàn cầu của Xiaomi nói.

Chiến lược này của Xiaomi được thực hiện triệt để bởi ban lãnh đạo cấp cao. Nhiều lãnh đạo hàng đầu của hãng đã dành thời gian gặp mặt trực tiếp với người dùng và trả lời các thắc mắc của họ trực tuyến. Những khách hàng này sau đó giúp Xiaomi tiếp thị miễn phí vì vậy họ phải trả chi phí tiếp thị rất ít và “ghìm” giá được sản phẩm.

Ngay từ những sản phẩm đầu tiên, các fan của Xiaomi chính là người thử nghiệm tình nguyện về giao diện người dùng. Kể từ đó, công ty đã phát triển câu lạc bộ fan tại Trung Quốc và nhiều nơi khác.

Zhao – một công nhân đến từ tỉnh xa xôi của Trung Quốc là Gansu phải làm việc 29/30 ngày và kiếm được khoảng 650 USD/tháng. Trong thời gian rảnh rỗi, ông dành 2 – 3 giờ mỗi buổi tối trên diễn đàn của Xiaomi để trả lời câu hỏi của những người dùng khác. Với “công việc làm thêm này”, đổi lại anh nhận được vé “VIP” tại bữa tiệc của Xiaomi.

“Tôi không phải lúc nào cũng là VIP. Tôi hiểu một fan xếp hạng dưới là như thế nào vì vậy tôi cố gắng giúp người khác”.

Anh Zhao nói thêm rằng cũng đã nhận được nhiều món quà từ Xiaomi bao gồm cả webcam và 2 bộ phát wifi thông minh. “Là một phần của cộng đồng Xiaomi khiến tôi cảm thấy như mình đạt được một thành tựu nào đó”.

>> Vì sao Xiaomi làm cả thế giới công nghệ khiếp sợ?

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM