Quan Vũ tử trận, ngựa Xích Thố nhịn ăn đến chết: Vốn thuộc về Lã Bố, có thật là Xích Thố trung thành với chủ mới hơn cả chủ cũ?

10/12/2020 20:21 PM | Sống

Sau khi Quan Vũ bỏ mạng tại Mạch Thành, ngựa Xích Thố được trao cho một tướng Đông Ngô. Nhưng không bao lâu sau, con vật đã nhịn ăn đến chết.

Nhân trung Lữ Bố, mã trung Xích Thố" (Người có Lữ Bố, ngựa có Xích Thố), chỉ với câu nói được ghi lại trong Tào Man Truyện này đã đủ để người ta biết rằng, Lã Bố và Xích Thố đều được đánh giá rất cao, có địa vị đáng gờm trong chốn nhân gian.

Theo "Tam quốc diễn nghĩa" thì cả đời ngựa Xích Thố có hai người chủ thực sự, lần lượt là Lã Bố và Quan Vũ.

Sau khi Lã Bố chết, Tào Tháo có được ngựa Xích Thố, về sau đã tặng nó cho Quan Vũ, nhưng sau khi Quan Vũ chết, Tôn Quyền ban con ngựa này cho tướng bắt được Quan Vũ là Mã Trung. Chẳng bao lâu sau, ngựa Xích Thố đã nhịn ăn đến chết.

Suy cho cùng ngựa Xích Thố cũng là ngựa, cũng là động vật, mà động vật đều có tuổi thọ. Thông thường tuổi thọ của ngựa sẽ vào khoảng 20 tới 30 năm, với những con chiến mã rong ruổi nơi chiến trường, tuổi thọ chắc chắn sẽ ngắn hơn những con ngựa bình thường.

Cưỡi ngựa ra trận khó lòng đảm bảo vật cưỡi không bị thương. Từ thời Đổng Trác tới Quan Vũ, ngựa Xích Thố đã trải qua 30 năm, đi theo Quan Vũ cũng phải tới 20 năm.

 Quan Vũ tử trận, ngựa Xích Thố nhịn ăn đến chết: Vốn thuộc về Lã Bố, có thật là Xích Thố trung thành với chủ mới hơn cả chủ cũ? - Ảnh 1.

Tranh vẽ nhân vật Quan Vũ.

Nó đã vượt qua giới hạn của một con ngựa từ lâu, là một con ngựa già quá tuổi ra trận. Quan Vũ cưỡi con ngựa già như thế đi chém giết với kẻ địch, cũng có thể là một trong số những nguyên nhân khiến ông bị bắt sống.

Trong "Tam quốc diễn nghĩa", con ngựa Xích Thố này vốn được một người đem từ Tây Lương đến kinh thành dâng cho Đổng Trác. Vì muốn lôi kéo một anh hùng cái thế như Lã Bố về phục vụ cho mình, Đổng Trác đã tặng ngựa Xích Thố cho Lã Bố, đồng thời nhận Lã Bố làm con nuôi.

Cũng vì sức hấp dẫn của Xích Thố, Lã Bố không tiếc bán rẻ nhân cách, giết chết ân nhân cũ là Đinh Nguyên.

Về sau Lã Bố trúng mỹ nhân kế, lại giết chết Đổng Trác vì Điêu Thuyền. Rồi về sau nữa, Lã Bố bại trước Tào Tháo.

Khi Lã Bố xin hàng Tào Tháo thêm lần nữa, một câu nói của Lưu Bị khi đó đã khiến Lã Bố phải chôn vùi tính bạn bản thân và gia đình.

Lưu Bị đã nói với Tào Tháo rằng: "Minh công không thấy Lã Bố đối xử với Đinh Kiến Dương, Đổng thái sư sao?" Đinh Kiến Dương ở đây tức Đinh Nguyên, Đổng thái sư tức Đổng Trác.

Ngựa Xích Thố gặp được Quan Vũ, có thể nói là thật sự được phát huy sức mạnh của mình, sự kết hợp này mới thật sự là "tuấn mã phải đi với anh hùng".

Sau khi Quan Vũ bị giết ở Mạch Thành, ngựa Xích Thố đã nhịn ăn đến chết. Nhưng đây là kết cục của ngựa Xích Thố trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa.

 Quan Vũ tử trận, ngựa Xích Thố nhịn ăn đến chết: Vốn thuộc về Lã Bố, có thật là Xích Thố trung thành với chủ mới hơn cả chủ cũ? - Ảnh 2.

Tranh vẽ nhân vật Quan Vũ cùng ngựa Xích Thố.

Còn theo chính sử, ngựa Xích Thố là một con ngựa tốt, chạy nhanh như gió và đúng là thuộc sở hữu của Lã Bố. Tuy nhiên, sử sách không hề nói đến việc Xích Thố còn chủ nào khác ngoài Lã Bố.

Khi Lữ Bố chết, con ngựa này không hề được đề cập đến một lần nào nữa. Nhân vật Quan Vũ cũng không được ghi chép rằng từng cưỡi một con ngựa như vậy.

Từ sự so sánh đối chiếu trên, có thể nhận thấy, ngựa Xích Thố do Quan Vũ cưỡi chỉ là một sự hư cấu, tưởng tưởng của La Quán Trung trong "Tam quốc diễn nghĩa" mà thôi.

Tác giả La Quán Trung đã dùng nghệ thuật văn học để làm nổi bật lên lòng trung thành của ngựa Xích Thố đối với Quan Vũ, hình thành sự đối lập với Lã Bố, suy cho cùng thì đây cũng chính là sức hấp dẫn của văn học, là cách để tác giả đạt được mục tiêu hoàn hảo hóa hình tượng nhân vật anh hùng mà mình yêu thích.

Khánh An

Cùng chuyên mục
XEM