[Quick MBA] Nhập môn: Thương trường là chiến trường

09/09/2014 11:09 AM | Quản trị

CafeBiz trân trọng giới thiệu Series mới mang tên "Quick MBA", với nội dung là những bài học nhanh và súc tích về quản trị kinh doanh, dành cho lãnh đạo các cấp, các nhà quản trị, doanh nhân và những ai quan tâm đến quản trị kinh doanh.

Phần đầu tiên của "Quick MBA" là nội dung về "Chiến lược kinh doanh", do tác giả Đặng Nguyên Cường thực hiện. Series sẽ được CafeBiz đăng tải vào thứ Ba và thứ Sáu hàng tuần. Mời quý độc giả đón đọc.


Lời tựa tác giả: Bộ chiến lược kinh doanh được viết dựa trên giáo trình “Crafting and executing strategy” của tác giả Thompson bản 2013. Đây là bản tóm lược và có nhiều chi tiết được mở rộng ra ngoài cuốn sách trên. Các bạn nên tìm đọc quyển sách gốc hoặc các cuốn sách về chiến lược kinh doanh khác để có được thông tin đầy đủ hơn.

Bài 1: Nhập môn

“Thương trường là chiến trường”

Mỗi công ty luôn phải đấu tranh hàng ngày để nắm giữ hay mở rộng lãnh địa (thị phần) của mình. Đây là cuộc chiến khốc liệt có yêu cầu rõ ràng về việc phải tìm cho mình một bản sắc riêng trên thị trường để tạo lợi thế kinh doanh. Chiến lược kinh doanh giống như một bí kíp võ công khái quát nhất mà người doanh nhân cần phải nắm được trước khi ra trận mạc.

Vậy chiếnợc là gì? 

Đó là kế hoạch hành động cụ thể để đánh bại đối thủ và đạt được mục đích nhất định trong cạnh tranh. Dù về cơ bản khi kinh doanh ai cũng muốn kiếm tiền, nhưng chiến lược vạch ra có thể nhằm các mục đích cụ thể: thu hút khách hàng, định vị sản phẩm, chiếm thị phần, tiêu diệt đối thủ… 

Mỗi công ty sẽ xây dựng chiến lược dựa trên nguồn lực hiện có (internal resource) và điều kiện kinh doanh cụ thể (marco environment) để đạt được (hay bảo vệ) lợi thế kinh doanh dài hạn và bền vững. Dễ hiểu hơn, công ty mà không vạch ra chiến lược, cũng giống như đi tàu mà không có bánh lái vậy.

Có hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn với chiến lược là chiến thuật (tactics) và mô hình kinh doanh (business model). 

Chiến thuật là các phương án thực hiện chiến lược sẵn có. Ví dụ như trong bóng đá, nếu đội bóng chọn chiến lược phòng ngự chặt, phản công nhanh, thì chiến thuật có thể là 5-3-2 hay 5-4-1. Chiến thuật là cách vận dụng, nó có thể khiến ta thắng trên chiến trường, nhưng chiến lược đúng sẽ giúp ta thắng cả cuộc chiến. 

Mô hình kinh doanh là cách tiền được tạo ra. Ví dụ một mô hình kinh doanh thông dụng hiện nay là freemium, bán sản phẩm miễn phí cho 95% người dùng và thu tiền của 5% còn lại. Mô hình có thể tương tự nhau, nhưng chiến lược của những Google vs. Yahoo, Dropbox vs. Onedrive phải là khác nhau.

Trong chuỗi bài viết sắp tới, chúng ta sẽ lần lượt xây dựng những phân tích về vĩ mô (phân tích PESTEL), phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh (phân tích Five forces), phân tích SWOT, phân tích chuỗi giá trị… để có cái nhìn sâu sắc nhất về năng lực nội tại và cơ hội thị trường, từ đó rút ra một chiến lược cụ thể và phù hợp nhất với điều kiện sẵn có.

Tuy nhiên không có nghĩa rằng chiến lược duy trì mãi mãi, nó có thể thay đổi nếu có “biến cố” xảy ra. Cũng không có nghĩa rằng nó sẽ thay đổi liên tục, mỗi cú di chuyển từ chiến lược A sang chiến lược B sẽ tốn nguồn lực rất lớn, gồm cả tiền, thời gian và nhân lực. 

Không có chiến lược hoàn hảo định sẵn, chỉ có chiến lược phù hợp cho từng công ty và được vận dụng hợp lý.

Về cơ bản, chỉ có 5 loại chiến lược mà các doanh nghiệp thường xuyên vận dụng:


Bài viết tiếp theo sẽ bắt đầu từ việc xác định mục tiêu kinh doanh, mời quý độc giả đón đọc vào thứ Sáu tới (12/9/2014).

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM