Làm sao để làm ít hơn nhưng vẫn chiến thắng đối thủ?

02/02/2015 15:16 PM | Quản trị

Cuốn sách “Be Less Better” của tác giả John R.Bell, một chuyên gia tư vấn doanh nghiệp đặc biệt đề cao sức mạnh của chiến lược tập trung trong bối cảnh kinh doanh phức hợp ngày nay.

Bằng trực giác, nhiều doanh nhân và doanh nghiệp tin rằng chìa khóa để tăng trưởng nhanh hơn và thành công hơn là có nhiều sản phẩm, tính năng và thị trường hơn. Bởi tất cả chúng ta đều có những nguồn lực bị hạn chế và không thể thêm giờ trong một ngày, nên kết quả thường dẫn tới nhiều việc được thực hiện tệ hơn, thậm chí chỉ một vài điều quan trọng tốt hơn những người khác. Thông điệp ở đây là tập trung, điều mà mọi nhà cố vấn, đầu tư đều chú ý tới.

Những ví dụ tốt về các dự án khởi nghiệp tập trung trước khi thành công bao gồm Google với công cụ tìm kiếm của họ, Facebook với mạng xã hội và Apple với máy tính cá nhân. Sau này, khi những thành công ban đầu xây dựng nên các nguồn lực, việc tiếp cận thị trường mục tiêu của bạn đạt 30% thì đó là thời gian để mở rộng quy mô của bạn so với thời kỳ cần tập trung trước đây.

Đối với các công ty lớn hơn và trưởng thành, những hoạt động kinh doanh cứng dường như đạt được kích thước nhất định mà ở đó không thể làm tốt hơn được nữa, vì vậy mà họ có thể tập trung vào một phân khúc hay cơ hội mới.

Cuốn sách “Be Less Better” của tác giả John R.Bell, một chuyên gia tư vấn doanh nghiệp đặc biệt đề cao sức mạnh của chiến lược tập trung trong bối cảnh kinh doanh phức hợp ngày nay. Văn hóa doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng cần tập trung, duy trì tại mọi công ty trong mỗi giai đoạn phát triển. Sau đây là 6 điều bất kỳ doanh nghiệp hay dự án khởi nghiệp nào cũng cần duy trì, tập trung phát triển.

1. Cảm giác cấp bách và niềm đam mê

Thiếu sự nhanh nhẹn và tính cấp thiết trong công việc sẽ đẩy bạn ra khỏi cuộc đua với các đối thủ cạnh tranh bằng nhiều con đường, đặc biệt là khách hàng. Niềm đam mê đến tự nhiên trong một nhóm nhỏ năng động nhưng nó sẽ ngày càng khó khăn duy trì khi quy mô và sự thành công càng lớn. Hãy xây dựng đội ngũ của bạn một tinh thần chiến đấu, đam mê làm việc và không bao giờ đánh mất nó.

2. Những mục tiêu và số liệu cũng nói rõ

Thành công hay thất bại của bạn phải được định lượng bằng các chỉ số kinh doanh chính như thị phần, tỷ số tài chính, độ nhận diện thương hiệu, những sản phẩm mới ra mắt và việc thực hiện các deadline. Giống như thông điệp trong một bài hát cũ nào đó, nếu bạn không biết mình đang ở đâu, bạn có thể sẽ kết thúc ở một nơi nào đó khác.

3. Tư duy đổi mới theo định hướng và hành động

Những dự án khởi nghiệp không thể hy vọng có nguồn lực tài chính như một gã khổng lồ với bản cân đối kế toán khủng. Thay vào đó, bạn phải thông minh hơn người khổng lồ với tư duy sáng tạo, lật ngược được nhiều vấn đề và thực hiện chúng một cách hoàn hảo. Các sáng kiến đổi mới ở bất kể quy mô nào đều là một yêu cầu cần thiết, một nguồn lực chủ động và giúp công ty của bạn bứt phá tốt nhất.

4. Không dung túng cho sự tự thỏa mãn

Hãy luôn luôn phấn đấu sẽ giúp gia tăng sự dẫn dắt của bạn và trong khi các đối thủ cạnh tranh tranh giành nhau để đuổi kịp bạn, những sản phẩm đột phá tiếp theo của bạn, những dịch vụ hay khuyến mại. Thật dễ dàng để tự mãn để len lỏi vào doanh nghiệp khi bạn không chú ý tới những mặt thành công ban đầu bạn đạt được nữa. Hãy liên tục di chuyển để tái kiểm tra những giới hạn cá nhân bạn cũng như cả đội ngũ.

5. Duy trì am hiểu sâu sắc về cuộc đấu

Bạn cần phải biết những gì đối thủ cạnh tranh của mình đang có kế hoạch gì, họ đang nghĩ ra sao, trên phương diện tập thể và cá nhân. Hãy nghiên cứu những bước đi của họ và gắn kết đội ngũ của bạn với một phân tích được cập nhật thường xuyên. Tuy nhiên bạn cần tránh những cuộc chiến nâng giá và cạnh tranh về cảm xúc nhưng hãy làm cho đối thủ nghĩ rằng bạn đang chuẩn bị để giành chiến thắng bằng mọi giá.

6. Tập trung vào một vài điều thực sự quan trọng

Không một tổ chức nào dù lớn hay nhỏ, có thể quản lý nhiều hơn 5 mục tiêu và những ưu tiên mà không bị mất tập trung hay không hiệu quả. Hãy giữ những mục tiêu của bạn cân đối, phù hợp với nguồn lực con người, quá trình thực hiện cũng như phạm vi thực tế. Hãy tập trung vào các hoạt động của bạn đối với những dự án ưu tiên nằm trong vòng kiểm soát.

Về dài hạn, công ty của bạn cần một sự tập trung hẹp và đáng nhớ là liên tục được cập nhật theo những cách sáng tạo. Thật dễ dàng để nghĩ rằng làm ít hơn có nghĩ công ty bạn chưa ổn, chưa lớn mạnh nhưng những kết quả và tuổi thọ là tất cả những gì bạn được chú ý tới. Mỗi doanh nhân và giám đốc điều hành phải học cách làm thế nào để xây dựng và duy trì một văn hóa làm việc ít hơn nhưng tốt hơn.

>> Đại diện Viber Việt Nam: 'Đối thủ của chúng tôi là chính... chúng tôi'

Thảo Nguyên

Nguyễn Thu Thúy

Cùng chuyên mục
XEM