Kỹ năng làm việc bất cứ lãnh đạo nào cũng cần có

20/12/2014 16:01 PM | Quản trị

Sức mạnh của sự sắp xếp theo thứ tự ưu tiên trong cả kinh doanh và cuộc sống là vô cùng lớn.

Bài viết dưới đây là chia sẻ của Nick Hedges - CEO Velocify về một kỹ năng quan trọng trong kinh doanh mà ông học được trong quá trình sống và học hỏi những vị Dalai Lama tại Ấn Độ.


Nếu được nêu tên một kỹ năng nhằm phân biệt giữa những nhà lãnh đạo doanh nghiệp vĩ đại với một người bình thường thì tôi sẽ nói đến kỹ năng sắp xếp thứ tự ưu tiên thành công. Đây là kỹ năng cứng tuyệt vời cần phải có và bạn buộc phải tự mình làm. Sự sắp xếp thứ tự ưu tiên thành công trong kinh doanh yêu cầu 2 tố chất cơ bản gồm có:

- Nói "đồng ý" với những cơ hội có tác động lớn nhất.

- Nói “không” thường xuyên bởi hầu hết các doanh nghiệp đều có nhiều cơ hội hơn số họ có thể tận dụng.

Đây là kỹ năng mà trên cương vị là CEO, nhà lãnh đạo doanh nghiệp tôi luôn tập trung làm tốt hơn bất kỳ kỹ năng nào khác. Thực tế, dù kết quả chưa được như kỳ vọng nhưng tôi vẫn rất may mắn vì đã bắt đầu việc này từ rất sớm ngay khi nhận ra giá trị của việc nắm bắt các cơ hội.

Năm 19 tuổi, tôi đã quyết định hoãn việc vào đại học 1 năm và đến Ấn Độ để tham gia lớp học của một vị Dalai Lama. Trường học này vốn dành để dạy cho những đứa trẻ tị nạn tại Tây Tạng.

Vào thời điểm đó, tôi nói rằng mình đến Ấn Độ để “tìm ra chính mình” nhưng chính xác hơn tôi đang cố gắng tìm ra hướng đi trong cuộc sống. Thời trung học tôi đã làm rất tốt, có một bảng điểm đẹp và cuối cùng được chấp nhận bởi một trường đại học danh tiếng. Tuy nhiên, tôi vẫn băn khoăn về việc mình muốn trở thành một người như thế nào? Và đâu là mục đích của đời tôi?

Dù không rõ ràng nhưng với những lợi thế có được thời gian đó, có thể nói tôi đã may mắn có được rất nhiều cơ hội. Tuy nhiên, số đó khiến tôi cảm thấy một chút mất phương hướng.

Và khi đến với Ấn Độ, tôi đã tìm ra một thế giới hoàn toàn khác, nơi mà tất cả mọi người đều có rất ít các cơ hội. Cộng đồng mà tôi sống rất nghèo. Trong làng không có nước, điện hay thậm chí cả những thiết bị vệ sinh cần thiết.

Tuy thế mỗi ngày trôi qua, tôi được sống cùng những người tạo ra được những điều hết sức ý nghĩa và có sức mạnh từ những thứ rất ít ỏi họ có đó. Bất kể khi nào có một cơ hội dù là nhỏ bé, mỗi người đều làm việc chăm chỉ với mong muốn khiến cuộc sống và cộng đồng của họ trở nên tốt đẹp hơn. Ai cũng đều tích cực và có nhiều tham vọng giúp đỡ những người khác. Nỗ lực thay đổi của họ không bao giờ phai nhạt chỉ đơn giản bởi họ không may mắn được cho nhiều cơ hội.

Có một doanh nhân tại địa phương đã quyết định bán một nửa mảnh đất để mua một đầu vệ tinh nhỏ và sau đó chạy truyền hình cho mỗi gia đình “giàu có” trong làng. Như vậy, ông trở thành nhà cung cấp cáp truyền hình cho cả ngôi làng. Sau đó, các nhà sư sống tại 4 tu viện trong làng đã tới nhà doanh nhân này để tìm hiểu cách thức làm “truyền hình” với mong muốn duy nhất là để giúp đỡ những người khác.

Chứng kiến việc này giúp tôi học được rất nhiều điều. Tôi đã nhận ra rằng điều gì quan trọng để tập trung làm nhiều hơn khi mình có rất ít cơ hội. Tôi cần ưu tiên một số cơ hội và làm mọi việc để biến mỗi cơ hội đó thành công.

Suy nghĩ đó dẫn tôi đến quyết định chọn một trường đại học khác và một chuyên ngành học khác so với kế hoạch trước đó. Đây thật sự là một lựa chọn tốt, tôi đã gắn bó với chúng và tìm ra thành công và sự hài lòng trong cuộc sống.

Thậm chí sau đó, tôi vẫn tiếp tục xây dựng kỹ năng sắp xếp thứ tự ưu tiên nghiêm ngặt với cả nhân viên và chính bản thân mình. Tôi đã làm tốt hơn mỗi ngày nhưng biết rằng nó là kỹ năng tôi luôn cần phải cải thiện. Tôi vẫn nói “có” quá thường xuyên và chỉ thỉnh thoảng nói “không” với những điều sai lầm. Tuy nhiên, ít nhất tôi biết rằng mình đã rất may mắn khi sống trong một đất nước và làm việc trong một công ty nơi mà những cơ hội của tôi là không giới hạn.

>> 7 kỹ năng của đội đặc nhiệm SEAL mà bất cứ nhà lãnh đạo nào cũng phải học

Phương Linh

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM