Các lỗi thường gặp khi tranh luận

25/10/2015 10:33 AM | Quản trị

Khả năng xử lý những khoảnh khắc mâu thuẫn có tính chất vô cùng quan trọng đối với thành công của một cá nhân. Vì vậy, hãy học để đừng mắc 5 lỗi cơ bản sau đây.

Chúng tôi đã nghiên cứu về cách giúp tạo nên những người thành công trong suốt 50 năm qua. Chúng tôi đã phát hiện ra một điều chắc chắn trong công trình nghiên cứu của cả hai là khả năng xử lý những khoảnh khắc mâu thuẫn có tính chất vô cùng quan trọng đối với thành công của một cá nhân.

Cách bạn giải quyết một vụ xung đột sẽ xác định mức độ tin tưởng, tôn trọng, và gắn bó đồng nghiệp dành cho bạn.

Mâu thuẫn thường được nung nấu từ những cuộc đối thoại mang tính quyết định, tức những khoảnh khắc mà biến cố dâng cao, cảm xúc tuôn trào, nhưng quan điểm thì khác biệt. Và bạn không thể nào giành phần thắng trong những cuộc đối thoại thế này nếu không có trình độ cao về trí tuệ cảm xúc (emotional intelligence - EQ).

Trước sự thật của việc giành được ưu thế giữa xung đột có tính quyết định đối với thành công của bạn, không còn nghi ngờ khi cho rằng trong hơn hàng triệu người được TalentSmart kiểm tra, thì hơn 90% những người đạt điểm tuyệt đối có điểm EQ cao.

Vậy bạn có thể dùng trí tuệ cảm xúc để thành công trong những cuộc đối thoại quyết định như thế nào?  Có năm lỗi thông thường bạn cần phải tránh, và năm cách thức luân phiên có thể giúp bạn dần tiến đến thành công trong đối thoại quyết định.

Lỗi thứ 1: Thành Thật Đến Thô Lỗ

Bạn đã im lặng cam chịu quá lâu rồi. Đồng nghiệp của bạn cứ tiếp tục đỗ quá gần xe bạn, làm bạn phải vào xe bằng cửa sau. Bạn đã yêu cầu cô ấy đừng làm vậy nữa. Nhưng sau hàng tá lần như vậy, bạn quyết định mình đã chịu đựng đủ lâu. Rõ ràng, cô ấy cần được biết bạn nghĩ vì về sự cố ý thiếu tôn trọng của cô ấy. Bạn thấy cô ấy đáng được nghe tất cả. Bạn tiến đến và nói thẳng vào mặt cô ấy rằng cô ấy là một kẻ thiếu suy nghĩ đến mức nào.

Làm sao để giải quyết?

Hãy chân thành mà không thô lỗ. Từ nhỏ, chúng ta đã được dạy phải tin vào việc phải lựa chọn giữa nói thật và duy trì tình bạn, mà những lựa chọn duy nhất là trở nên thô lỗ hay “dĩ hòa vi quý”. Với trí tuệ cảm xúc, bạn có thể nói lên sự thật mà không làm đổ vỡ một mối quan hệ.

Đã bao giờ bạn thắc mắc làm sao mà một vài cuộc đối thoại, thậm chí cả khi chủ đề mang tính nguy hiểm, lại diễn ra rất suôn sẻ? Và những cuộc đối thoại khác, kể cả những khi chủ đề là chuyện tầm phào, cũng cũng thể dẫn đến ẩu đả? “Thuốc giải” cho mâu thuẫn không hề làm loãng đi thông điệp của bạn, mà là tạo ra sự an toàn.

Nhiều người nghĩ nội dung của cuộc đối thoại là nguyên nhân khiến người khác phòng thủ, từ đó cho rằng tốt hơn là cứ nói thẳng ra và trở thành kẻ thành thật một cách thô lỗ. Nhưng phải vậy không? Không đúng, mọi người không trở nên phòng thủ vì nội dung cuộc đối thoại. Họ “thủ thế” là vì ý định mà họ tự suy ra thông qua cuộc đối thoại. Người khác tổn thương không phải vì sự thật, mà vì ác ý được dùng để chuyển tải sự thật.

Lỗi thứ 2: Chia Sẻ Cảm Xúc Bừa Bãi

Một vài chuyên gia “giao tiếp” chuyên nghiệp gợi ý khi đến lúc phải lên tiếng, cách “ngoại giao” là bắt đầu bằng việc chia sẻ cảm xúc của bản thân. Ví dụ, bạn nói với người đồng nghiệp đỗ xe chung của mình: “Tôi cảm thấy tức giận và căm phẫn”, và bằng cách nào đó, việc này sẽ giúp đỡ bạn. Thực tế thì không. Người ta không thể tiếp thu cách này. Chia sẻ cảm xúc thiếu suy nghĩ chỉ làm người khác xa lánh, khó chịu, và hoang mang.

Làm sao để giải quyết?

Hãy bắt đầu với những sự thật. Não phục vụ chúng ta rất kém trong những cuộc đối thoại quyết định. Để tối đa hóa hiệu quả nhận thức, tâm trí của chúng ta chỉ lưu trữ cảm xúc và kết luận mà không lưu trữ những sự kiện đã mang lại cảm xúc, và kết luận đó. Điều đó giải thích vì sao giữa lúc bạn đang phê bình gay gắt, người đồng nghiệp yêu cầu bạn đưa ra ví dụ chứng minh, bạn thường trở nên ấp úng.

Bạn thực sự không thể nhớ ra chúng. Do đó bạn lặp lại cảm xúc hay kết luận của mình, và kèm theo một ít sự thật hữu ích. Chuẩn bị trước dữ kiện, lý do, ví dụ chứng minh là bài tập để thành công trong những cuộc đối thoại quyết định. Trước khi lên tiếng, hãy nghĩ lướt qua những điều cơ bản đã khiến bạn suy nghĩ hay cảm thấy như hiện tại, và chuẩn bị để chia sẻ chỉ những điều đótrước hết.

Lỗi thứ 3: Phòng Thủ Quá Mức

Khi có người đưa ra một quan điểm trái chiều về một chủ đề mà bạn quan tâm sâu sắc, phản ứng tự nhiên của con người là “phòng thủ”. Não bộ chúng ta được “lập trình” để đánh giá những mối hiểm họa, nhưng khi chúng ta để cho cảm giác bị đe dọa chiếm đoạt hành vi của mình, mọi chuyện sẽ không suôn sẻ. Trong một cuộc đối thoại quyết định, phòng thủ là một con đường chắc chắn dẫn đến thất bại.

Làm sao để giải quyết?

Hãy trở nên hiếu kỳ. Một cách tuyệt vời để miễn nhiễm bản thân trước tính phòng thủ là tự phát triển khả năng nghi ngờ tích cực đối với sự chắc chắn của bản thân. Sau đó, tham gia vào cuộc đối thoại với sự hiếu kỳ có chủ đích về thế giới quan của người khác. 

Hãy tự giao cho bản thân nhiệm vụ điều tra nhằm khám phá ra vì sao một người biết lý lẽ, biết suy nghĩ và biết cư xử như vậy mà lại có thể đưa ra một quan điểm như thế. Như Dean Rusk, cựu Thư ký Nhà Trắng, từng nói: “Cách hiệu quả nhất để thuyết phục người khác là dùng tai của mình để lắng nghe”. Khi người khác cảm thấy mình được am hiểu sâu sắc, họ sẽ trở nên cởi mở hơn để lắng nghe quan điểm của bạn.

Lỗi thứ 4: Đổ lỗi cho người khác

Cấp trên nói với bạn rằng bà ấy sẽ đề cử bạn thăng chức. Sau đó bạn nghe nói trong một buổi xem xét nhân sự, bà đã đề bạt một đồng nghiệp khác thay vì bạn. Bạn cảm thấy bị phản bội và tức giận. Chắc chắn, bạn sẽ nghĩ rằng bà ta chính là người phải chịu trách nhiệm cho sự tổn thương của bạn? Sự thật là, không phải chỉ mình bà ta chịu trách nhiệm.

Làm sao để giải quyết?

Thử thách quan điểm của bản thân. Khi chúng ta cảm thấy bị đe dọa, chúng ta sẽ thổi phồng những cảm xúc tiêu cực của mình bằng cách đổ thừa người khác phải chịu trách nhiệm cho những rắc rối của bản thân. Bạn sẽ không thể nào chiến thắng mâu thuẫn cho đến khi bạn nhân ra vai trò của mình trong những hoàn cảnh bạn đã tạo ra.

Sếp của bạn có thể đã bỏ qua bạn, những bà ấy làm vậy là có lý do. Phân nửa nỗi đau của bạn là kết quả từ sự phản bội của vị sếp; nửa kia là do nỗi thất vọng khi đã không thể hiện năng lực đủ tốt để được thăng chức.

Lỗi thứ 5: Lo sợ rủi ro xảy ra sau khi phát biểu

Những cuộc đối thoại quyết định có thể dễ dàng khiến bạn kinh sợ. Dưới áp lực của sự căng thẳng, những suy nghĩ tiêu cực sẽ chiếm lấy bạn và ám ảnh bạn với những chuyện tệ hại có thể sẽ xảy ra nếu bạn lên tiếng. Bạn tự gợi lên trong tâm trí mình những hình ảnh của xung đột, trả thù, cô độc và tổn thương cho đến khi bạn tự giam mình vào sự im lặng.

Làm sao để giải quyết?

Hãy nghĩ về những mối nguy hại nếu không phát biểu. Cách nhanh nhất để khích lệ bản thân tham gia một cuộc đối thoại khó khăn là đơn thuần ước tính cái giá phải trả nếu không lên tiếng. Nghiên cứu của VitalSmarts cho thấy rằng những người thường xuyên lên tiếng không cần phải được khích lệ nhiều hơn, mà họ chỉ đơn thuần cần phải nói chính xác hơn. 

Thứ nhất, họ cẩn trọng xem xét chuyện gì có vẻ sẽ xảy ra nếu họ thất bại trong việc phát biểu. Thứ hai, họ suy nghĩ về những gì có thể sẽ xảy ra nếu họ phát biểu và mọi thứ suôn sẻ. Và cuối cùng (thứ tự ba việc này rất quan trọng), họ cân nhắc chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuộc đối thoại chuyển biến xấu đi. Một khi họ đạt được sự thấu hiểu chính xác về những khả năng sẽ xảy ra, việc phát biểu một điều gì đó thường là lựa chọn của họ.

Kết Hợp Tất Cả

Cách duy nhất để giành phần thằng khi tranh luận là không bao giờ bắt đầu bằng tranh cãi. Những người thành công thấu hiểu điều này. Họ không lãng tránh mâu thuẫn vì họ biết họ có những cách thức hiệu quả để xử lý chúng trước khi mọi việc vượt quá tầm kiểm soát. Áp dụng những cách thức bên trên vào lần tới khi bạn buộc phải đối mặt với một tình huống thách thức và bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả đạt được.

Mai Trâm

Cùng chuyên mục
XEM