Bí quyết lãnh đạo nào tạo nên thành công của người Do Thái?

10/09/2015 15:50 PM | Quản trị

Trong kinh thánh của người Do Thái, lãnh đạo là sự kết hợp của nhiều nhiệm vụ, khía cạnh, không có cá nhân duy nhất nào thể lãnh đạo người Do Thái.

Khi nhắc đến người Do Thái, ai cũng biết họ là những con người xuất chúng, giành được nhiều thành tựu đáng nể. Dân số người gốc Do Thái hiện có khoảng 13,8 triệu người (khoảng 0,19% dân số thế giới). Vào khoảng giữa thế kỷ IXX, 1/4 các nhà khoa học trên thế giới là người gốc Do Thái và tính đến năm 1978 hơn một nửa giải Nodel đều thuộc về những người con Do Thái.

Không chỉ trong khoa học, các doanh nhân gốc Do Thái cũng đóng góp lớn và thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới. Họ có mặt trong nhiều lĩnh vực từ tài chính, mỹ phẩm, thực phẩm, bán lẻ, công nghệ, báo chí cho đến bất động sản. Một số tên tuổi doanh nhân gốc Do Thái nổi tiếng bạn có thể kể đến như George Soros, Larry Page, Sheldon Adelson, Larry Ellison, Sergey Brin,…

Vậy nghệ thuật lãnh đạo của người Do Thái có gì đặc biệt khiến họ thành công đến vậy? Sau đây là những nguyên tắc lãnh đạo của đặc trưng của họ.

Nguyên tắc 1: Lãnh đạo bắt đầu từ nhận trách nhiệm

Trong kinh thánh của người Do Thái, nhà tiên tri Exodus Moses lãnh đạo người Israel tìm về miền đất hứa cũng là biểu tượng cho nhà lãnh đạo đầy trách nhiệm. Khi ông thấy một người Ai Cập đánh 1 người Israel, ông can thiệp. Khi ông thấy 2 người Israel đánh nhau, ông can thiệp. Xuất thân của Moses vốn là một hoàng tử Ai Cập nên ông có thể tránh khỏi việc đối đầu này nhưng ông không làm thế. Moses từng nói: Khi tôi nhìn thấy điều sai trái, nếu không một ai được chuẩn bị để hành động, tôi sẽ làm điều đó.

Người Do Thái có 3 niềm tin lớn về nghệ thuật lãnh đạo gồm: Chúng ta tự do. Chúng ta có trách nhiệm. Và cùng nhau chúng ta có thể thay đổi thế giới.

Nguyên tắc 2: Không ai có thể lãnh đạo một mình

Người Do Thái tin rằng nghệ thuật lãnh đạo là nghệ thuật dẫn dắt của một nhóm nhà lãnh đạo. Chính vì vậy không có một phong cách lãnh đạo nào nhất định được chỉ ra trong Kinh thánh của người Do Thái. Xuyên suốt trong những câu chuyện của người Do Thái là sự tồn tại của 3 nhà lãnh đạo: Moses, Miriam và Aaron. Moses là bậc tiên tri, gần gũi với Chúa. Aaron gần gũi với người dân. Miriam lãnh đạo phụ nữ và chống lại hai người anh trai.

Trong kinh thánh cũng tốn tại 3 nhiệm vụ khác nhau trong nghệ thuật lãnh đạo gồm: Các vị vua, các nhà truyền đạo và các nhà hiền triết. Vua là nhà lãnh đạo chính trị. Nhà truyền đạo là người lãnh đạo tôn giáo. Hiền triết là người đưa ra tầm nhìn, có thể là nam hay nữ. Trong kinh thánh của người Do Thái, lãnh đạo là sự kết hợp của nhiều nhiệm vụ, khía cạnh, không có cá nhân duy nhất nào thể lãnh đạo người Do Thái.

Nguyên tắc 3: Lãnh đạo là về tương lai

Điều này nhấn mạnh vai trò của tầm nhìn. Để dẫn dắt được người Israel thoát khỏi chế độ nô lệ, tìm đến tự do, nhà tiên tri Moses nói rằng nhiệm vụ của ông là dẫn dắt mọi người đến vùng đất của sữa và mật ông. Thách thức đặt ra với Moses nhân đôi khi vừa phải thuyết phục người Ai cập để dân Israel ra đi vừa thuyết phục họ chấp nhận những rủi ro khi quyết định ra đi. Cuộc hành trình cùng với những bài học được ông ghi lại trong kinh Torah. Moses đặt vào đó tầm nhìn của mình vào một xã hội tốt đẹp cùng với những luật lệ để duy trì nó.

Moses đặt ra những nguyên tắc như quốc hội được tổ chức 7 năm một lần và tại đó kinh Torah được nhắc lại, nhắc nhở người dân Israel về sứ mệnh của mình.

Nguyên tắc 4: Những nhà lãnh đạo luôn phải học hỏi

Giáo dục là một trong những thứ quan trọng bậc nhất với người Do Thái. Và nhà lãnh đạo lại là những người càng phải học hỏi hơn bao giờ hết.

Nguyên tắc 5: Lãnh đạo nghĩa là tin vào những người bạn dẫn dắt

Trong kinh thánh người Do Thái kể về chuyện Moses từng nói về những người Israel rằng “Họ sẽ không tin con” với Chúa trời. Chúa đáp lại rằng: “Họ là những tín đồ nhưng cuối cùng chính con không tin tưởng họ.” Người Do Thái cũng kể lại rằng Chúa để lại dấu hiệu trừng phạt việc nghi ngờ người dân Israel lên Moses khi cánh tay ông bị bệnh phong. Một nhà lãnh đạo phải có niềm tin vào những con người mà anh ta dẫn dắt. Người Do Thái cho rằng: Hình thức cao nhất của lãnh đạo là giảng dạy.

Nguyên tắc 6: Lãnh đạo bao gồm cả sự nhạy cảm về thời điểm và tốc độ

Khi Moses cầu xin Chúa trời lựa chọn người kế nhiệm mình, ông luôn muốn tìm một người có thể đi trước mọi người nhưng không cách quá xa và dẫn dắt cộng đồng. Lãnh đạo là việc phải cân bằng giữa kiên nhẫn và không kiên nhẫn. Đi quá nhanh, bạn sẽ bỏ lại mọi người còn đi quá chậm mọi người sẽ không đi theo bạn nữa.

Thảo Nguyên

Cùng chuyên mục
XEM