"8 tuyệt chiêu để sếp tôn thờ bạn"

07/04/2015 19:00 PM | Quản trị

Sự nghiệp của bạn hoàn toàn phụ thuộc vào sếp của bạn. Cho dù bạn thích sếp hay không, đó là người quyết định những gì bạn được hưởng từ công việc. Đó không chỉ là tiền bạc – mà cả sự thoả mãn, sự thăng tiến và sự ghi nhận. Càng được sếp tôn thờ, bạn càng thuận lợi trong công việc.

Sau đây là 8 “bí quyết” để đạt được điều trên:

1. Làm cho sếp tốt đẹp trong mắt mọi người

Đến giờ “chiến” rồi, cách tốt nhất để làm đẹp lòng sếp là làm cho bà ta tốt đẹp trong mắt người khác. Đúng là như vậy: làm cho bà ta trông tốt đẹp hơn trong mắt người khác . Chắc chắn sẽ thay đổi thế giới, làm vui lòng khách hàng, và làm tăng giá trị cổ phiếu, tất cả đều là những việc phải làm cho mục đích lớn, nhưng làm cho sếp bạn tốt đẹp trong mắt người khác là công việc hàng ngày của bạn.

Bạn nên làm việc này trong chừng mực của đạo đức và luân lý, nhưng sự thật là khi sếp bạn trông tốt đẹp, bạn cũng thế. Khi sếp bạn thăng tiến, bạn cũng thế. Và khi sếp bạn khó ở trong người, bạn cũng sẽ như vậy.

Đừng hoang tưởng về viễn cảnh toả sáng hơn sếp để thay thế hoặc vượt mặt bà ta. Tôi chưa bao giờ thấy trường hợp nào mà sếp của sếp bảo “chúng ta hãy thăng chức cho người đó lên trên cấp trên của cô ta.”

Người ta phải mất rất nhiều năm để hiểu được sự khôn ngoan phải làm cho sếp trong tốt đẹp – thường thì người ta học điều đó một cách khó khăn. Nếu bạn có tiếp thu vận dụng nguyên lý này, bạn đã thành công đến 90% trong việc làm đẹp lòng sếp của mình

2. Dẹp bỏ tất cả để làm điều mà sếp yêu cầu

Giả sử sếp bạn đang yêu cầu bạn tìm kiếm thông tin về tình hình cạnh tranh của công ty. Bạn biết chắc rằng bà ta có thể tự làm, và bạn nghĩ thế nào sếp bạn cũng sẽ không sử dụng kết quả. Trong khi đó bạn đang cố gắng hết mình vào công việc soạn thảo hướng dẫn rất quan trọng cho việc giao hàng.

Bạn sẽ (a) hoàn thành bản hướng dẫn hoặc (b) bỏ hết mọi thứ để làm điều sếp yêu cầu?

Bạn có thể tự hào về khả năng sắp xếp thứ tự ưu tiên cho việc quan trọng nhất trong bức tranh tổng thể. Bạn có thể nghĩ cần giải thích lý do vì sao phần hướng dẫn quan trọng hơn việc tìm kiếm thông tin. Bạn có thể nghĩ mình thật tắc trách nếu không hoàn thành bản hướng dẫn trước đã. Hãy bỏ tất cả mọi thứ để làm điều mà sếp bạn yêu cầu nếu bạn muốn làm đẹp lòng bà ta.

Không quan trọng điều này nghe có vẻ thiển cận đến đâu. Nếu bạn biết rằng sếp của sếp bạn cần những thông tin đó thì điều  mà bạn cho là sự tận dụng thời gian kém cỏi bây giờ trở nên quan trọng với sếp của bạn (đặc biệt nếu sếp của bạn đọc được bài này và đang cố làm đẹp lòng sếp của bà ta). Không cần biết lý do là gì – và ngay cả khi không có lý do chính đáng – hãy làm những gì sếp yêu cầu trước tiên. Mục đích là thuyết phục được với sếp bạn là người làm việc chăm chỉ, năng suất cao và hiệu quả - chứ không phải cố chứng tỏ bạn là người biết phân định ưu tiên trong công việc.

cách làm hài lòng sếp

3. Hứa ít, hoàn thành nhiều

Đoán rằng bạn vẫn đang tiếp tục đọc chứ chưa dừng lại hoặc buồn nôn vì không chịu nổi lời khuyên về việc bỏ tất cả mọi thứ vì sếp. Bước tiếp theo là hãy hứa ít hoàn thành nhiều. Để hiểu nguyên lý này hãy nhìn sếp của bạn theo hai hướng: Thứ nhất, là nguồn thẩm định và tiến cử quan trọng nhất của bạn. Bạn không bao giờ muốn hoàn thành ít việc đối với một người quan trọng như vậy. Thứ hai, như một khách tham quan Disneyland, bạn có biết rằng tất cả những biển báo chỉ dẫn bạn phải chờ bao lâu để chơi một trò chơi trong Disneyland đều nói quá thời gian trên không? Lúc đó, khi đến lượt bạn chơi trước thời lượng phải đợi, bạn sẽ là một khách hàng hạnh phúc.

Nếu bạn đang tự hỏi, bài viết này có đang khuyên bạn lừa phỉnh sếp mình, thì câu trả lời là đúng như vậy đấy. Chính xác hơn là, nếu có thể, hãy đặt ra mục tiêu mà bạn chắc chắn 120% sẽ hoàn thành chỉ trong 80% thời gian cho phép.

Người nào hứa ít nhưng lại làm nhiều thì “hấp dẫn” hơn những người khác. Chớm thành công và nỗ lực tối ta chỉ hợp với bọn nhóc tì, phim ảnh, đua ngựa và lựu đạn. Trong mọi trường hợp khác, một là bạn hoàn thành công việc, hai là không.

4. Tạo khuôn mẫu cho công việc

Tạo khuôn mẫu công việc để làm hài lòng sếp luôn có sức mạnh riêng của nó. Điều này cho phép sếp bạn sớm điều chỉnh hướng đi cho công việc  - nâng cao tỷ lệ bạn sẽ giao cho sếp đúng thứ bà ta cần. Hơn nữa, sếp sẽ nghĩ bạn “năng động”, thay vì kiểu nhân viên “không biết làm việc cho đúng.”

Cũng nên thảo luận các phương án thực hiện công việc trong giai đoạn sớm sủa này. Khuôn mẫu công việc của bạn đang đi theo một hướng, nhưng có thể có chọn lựa khác tốt hơn. Việc hình thành khuôn mẫu công việc là chất xúc tác giúp người ta suy nghĩ về nhiều phương án khác.

Vì vậy, lần tới khi sếp yêu cầu bạn chuẩn bị bản báo cáo hay  bài thuyết trình PowerPoint , hãy hoàn thành sườn bài trong vòng vài tiếng, và trình bày những gì bạn nghĩ, để thúc đẩy thảo luận về các phương án. Điều này sẽ làm cho bà ta thích thú và mang lại kết quả tốt hơn.

5. Trình bày và lan truyền kết quả

Sau giai đoạn tạo khuôn mẫu, bạn nên cho thấy công việc đang tiến triển mà phải mất hàng tuần hay hàng tháng nửa để hoàn thành. Đừng kể lể chi tiết từng bước, nhưng hãy đảm bảo sế không bao giờ hỏi về tiến độ công việc. Việc này giúp bạn và dự án của bạn lúc nào cũng nằm trong tầm kiểm soát.

Thông tin về tiến độ không chỉ dành riêng cho sếp, mà còn dành cho những ai cần biết. “Quảng bá” có thể là từ hơi mạnh, nhưng giấu đi thành tựu của mình không phải là cách làm hay. Nếu bạn không thổi sáo, thì đừng có than phiền tại sao không có tiếng nhạc. Bạn nên thể hiện tốt tiến độ nhưng đừng động chạm đến ai trong công ty.

Bạn có thể không thích phô trương thành tựu của mình, nhưng đó là một phần của thương hiệu cá nhân và là một cách để làm hài lòng sếp. Hãy thử đi – tôi chắc bạn sẽ quen, nhưng không nên nghiện ngập, bởi vì lúc đó bạn sẽ kém duyên.

6. Tạo lập tình bạn

Nhân viên nào càng có nhiều mối quan hệ bạn bè trong công việc thì càng thu hút, bởi vì những mối quan hệ này giúp họ trở nên hiệu quả hơn trong công việc và là bằng chứng hay ho của họ trong xã hội.

- Tạo lập tình bạn sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả hơn và có năng suất cao hơn, vì làm việc với bạn bè sẽ dễ dàng hơn.

- Bạn bè khiến cho bạn nhiều bạn bè hơn. Càng kết bạn nhiều chừng nào, thì bạn càng hiệu quả chừng nấy. Càng hiệu quả, bạn sẽ càng làm hài lòng sếp.

- Nhiều bạn tạo được tiếng thơm. Tiếng thơm này sẽ truyền sang sếp của bạn.

- Người ta không dám động đến người có nhiều bạn.

cách làm hài lòng sếp

7. Xin được chỉ giáo

Xin được sếp chỉ giáo có hai cái lợi: bạn được giúp đỡ, và bạn làm cho sếp cảm thấy hãnh diện. Chỉ có người gàn dở mới không cảm thấy hãnh diện, và nếu bạn làm việc dưới quyền một người gàn dở thì nên tìm cách thoát khỏi bà ta thay vì chinh phục bà ta. Nếu sếp bạn ưng thuận kèm cặp, bạn nên lưu tâm những lời khuyên, bởi không nghe theo sẽ bị tác dụng ngược. Nếu sếp bạn không đồng ý, bạn vẫn có lợi trong việc làm cho bà ta hãnh diện.

8. Báo tin xấu càng sớm càng tốt

Bạn có thể đem lại hai loại tin cho sếp: tin tốt và tin xấu. Tin tốt thì không có vấn đề gì rồi, ai cũng thích tin tốt.

Đưa tin xấu là một việc khó khăn. Tuy nhiên sếp tồi chỉ muốn nghe tin tốt, vì họ muốn sống trong bong bóng ảo tưởng. Vấn đề là, khi bong bóng vỡ, bạn cũng sẽ đi xuống với người sếp tồi. Hãy cố gắng tránh làm việc  với những ai chỉ muốn nghe tin tốt.

Hai lời khuyên dành cho bạn khi truyền đạt tin xấu: Thứ nhất không đổ thừa cho ai cả - đặc biệt là sếp – cho những gì đã xảy ra. Thậm chí bạn còn nên nhận trách nhiệm cho việc đó. Thứ hai, đừng nên chỉ báo tin xấu không thôi, hãy đưa ra ý kiến giải quyết vấn đề. Bạn sẽ trông rất năng động, và chắc chắn làm hài lòng sếp.

Cho đến khi các chuyên gia tâm lý kỳ cựu đưa ra những lời khuyên đặc biệt hơn, bạn cần kiên trì thực hiện đúng 8 “bí quyết” trên, chắc chắn sẽ thành công.

>> Bài học lãnh đạo từ "Trò lừa" trên phố Wall của Lehmon Brother

Theo Vân Anh

Cùng chuyên mục
XEM