Quán cà phê TP. HCM trở thành nơi lưu giữ hơn 1.500 tư liệu về đại dịch Covid-19

30/05/2022 17:08 PM | Xã hội

Quận ủy Phú Nhuận (TP. HCM) phối hợp với chủ một quán cà phê trên địa bàn tổ chức trưng bày hơn 1.500 hiện vật nhắc lại hành trình vượt qua đại dịch Covid-19.

Quán cà phê Lúa do anh Huỳnh Minh Hiệp làm chủ, nằm trên đường Nguyễn Văn Trỗi (quận Phú Nhuận, TP. HCM) được Quận ủy Phú Nhuận lựa chọn làm nơi tái hiện mô hình Bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 trong giai đoạn căng thẳng nhất năm 2021. Buổi triển lãm mang tên "Lặng" với ý tưởng xuyên suốt là “Cuộc chiến chống dịch Covid-19 - Một năm nhìn lại”. Trước đó, ca bệnh Covid-19 đầu tiên ghi nhận ở quận vào ngày 30/5/2021.

Quán cà phê TP. HCM trở thành nơi lưu giữ hơn 1.500 tư liệu về đại dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Hoạt động cũng nhằm tái hiện chân thực giai đoạn cách ly xã hội cũng như nỗ lực trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19 của quận Phú Nhuận sau một năm nhìn lại. Trong ảnh là không gian "Siêu thị mini 0 đồng". Đây là mô hình siêu thị khá phổ biến ở quận Phú Nhuận nói riêng và TP. HCM nói chung nhằm giúp đỡ người dân trong giai đoạn dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Quán cà phê TP. HCM trở thành nơi lưu giữ hơn 1.500 tư liệu về đại dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Triển lãm còn trưng bày mớ rau, quả cà chua, gói mì tôm... Những món quà tuy đơn sơ nhưng chứa chan tình cảm của đồng bào cả nước hướng về TP.HCM.

Quán cà phê TP. HCM trở thành nơi lưu giữ hơn 1.500 tư liệu về đại dịch Covid-19 - Ảnh 3.

Ngoài ra, ban tổ chức đã trưng bày hơn 1.500 tư liệu gồm: Văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch của hệ thống chính trị từ quận đến cơ sở; các mẫu giấy tờ cung cấp cho người dân sử dụng trong thời gian thực hiện giãn cách; hình ảnh, sách, báo, ấn phẩm tuyên truyền công tác phòng, chống dịch....

Quán cà phê TP. HCM trở thành nơi lưu giữ hơn 1.500 tư liệu về đại dịch Covid-19 - Ảnh 4.

Một số mẫu giấy xác nhận công tác, thông tin của các đoàn tình nguyện mùa dịch, trang phục của lực lượng tuyến đầu... được treo trang trọng trên tường.

Quán cà phê TP. HCM trở thành nơi lưu giữ hơn 1.500 tư liệu về đại dịch Covid-19 - Ảnh 5.

Buổi triển lãm còn trưng bày hơn 2.000 hình ảnh chủ đề phòng chống Covid-19, hàng trăm hiện vật của 13 phường trên địa bàn quận Phú Nhuận và các hiện vật do quán sưu tầm sẽ tái hiện lại một số hoạt động như tiêm vaccine, xét nghiệm, các chốt chặn kiểm soát dịch, phiên chợ 0 đồng, đi chợ giúp dân, ATM Oxy...

Quán cà phê TP. HCM trở thành nơi lưu giữ hơn 1.500 tư liệu về đại dịch Covid-19 - Ảnh 6.

Những lọ vaccine dùng để tiêm chủng phòng dịch được anh Hiệp đựng trong hộp gỗ.

Quán cà phê TP. HCM trở thành nơi lưu giữ hơn 1.500 tư liệu về đại dịch Covid-19 - Ảnh 7.

Những khu vực cách ly phần nào tái hiện lại khung cảnh "ra ngõ thấy dây giăng" trong những ngày cao điểm.

Quán cà phê TP. HCM trở thành nơi lưu giữ hơn 1.500 tư liệu về đại dịch Covid-19 - Ảnh 8.

Mọi người tìm đến buổi triển lãm rất đông. Không chỉ tham quan buổi trưng bày hiện vật, mà còn gửi tặng những gì đã giữ lại trong đợt giãn cách.

Quán cà phê TP. HCM trở thành nơi lưu giữ hơn 1.500 tư liệu về đại dịch Covid-19 - Ảnh 9.

Nhiều hiện vật được bạn bè anh Hiệp trao tặng sau khi dịch Covid-19 tại TP. HCM đã kiểm soát. Trong đó, Mc Diễm Quỳnh tặng anh Hiệp phiếu tiêm vaccine Moderna cho cuộc triển lãm lần này.

Quán cà phê TP. HCM trở thành nơi lưu giữ hơn 1.500 tư liệu về đại dịch Covid-19 - Ảnh 10.

Anh Huỳnh Minh Hiệ - chủ quán cà phê Lúa, chia sẻ: "Tôi muốn lưu giữ những kỷ vật này cho thế hệ sau. Để thấy rằng dịch đã qua rồi nên những hình ảnh này rất quan trọng. Tất cả những phiếu đi chợ đều là "thời khắc lịch sử". Tôi muốn mọi người nhớ và không bao giờ quên thời khắc lịch sử đó nên từng tờ giấy, hiện vật sẽ được lưu tại đây". Hiện anh đã được Tổ chức kỷ Lục Việt Nam trao bằng xác lập Người sở hữu Bộ sưu tập Phiếu đi chợ và các hiện vật, giấy tờ liên quan đến dịch Covid-19 tại các địa phương của Việt Nam có số lượng nhiều nhất.

Quán cà phê TP. HCM trở thành nơi lưu giữ hơn 1.500 tư liệu về đại dịch Covid-19 - Ảnh 11.

Anh Hiệp đã đi khắp các địa phương để giữ lại những thứ nhỏ nhặt như tờ giấy đính trên xe thiện nguyện, giấy xin phép tổ chức đám cưới 20 người, thẻ đi thăm rẫy... Nhưng với anh, đặc biệt nhất vẫn là khi đọc được bức thư từ một em bé 9 tuổi đã mất bố trong đại dịch. Khi ấy, Mặt trận Tổ quốc đã mời anh lên tặng quà Tết cho em và em đã tặng lại cho anh một tờ giấy cảm ơn vì biết anh sưu tầm, lưu giữ ký giữ ký ức của Sài Gòn.

Theo Tường Vy

Cùng chuyên mục
XEM