Pokémon Go trở thành "mồi nhử" của các đại gia BĐS

05/08/2016 16:00 PM | Kinh doanh

Pokémon Go đã mang lại gần 10 tỷ USD cho nhà sản xuất Nintendo. Nhưng Nintendo không phải người được hưởng lợi nhiều nhất mà giới kinh doanh bất động sản cũng tìm cách kiếm tiền cho mình nhờ ăn theo trò chơi này.

Tại Úc, các thương hiệu bán lẻ lớn như Woolworths, TAB, Sportbet, KFC đã hướng mục tiêu quảng cáo tới cơn sốt trò chơi điện thoại này.

Woolworths đã đưa ra gợi ý để người chơi bắt được Pokémon tại các cửa hàng của họ. Không chỉ vậy, chủ cửa hàng và các doanh nghiệp bán lẻ có thể yêu cầu tạo Pokéstops (hay còn gọi là Gyms) - nơi mà những người chơi chiến đấu với nhau hoặc tìm quái vật mới. Theo đó, Gyms sẽ được đặt gần cửa hàng, nhằm thu hút người chơi gần đó và tăng lượt khách.

Cameron Taudevin, Giám đốc Bán lẻ JLL tại Úc cho biết, chỉ trong vài ngày, việc sử dụng thông minh các tính năng vị trí địa lý của trò chơi đã làm thay đổi các doanh nghiệp. Nó cung cấp cách thức sáng tạo cho các nhà bán lẻ và các cửa hàng thực phẩm có thể thu hút khách hàng và cạnh tranh với đối thủ.

Việc ứng dụng này được đông đảo doanh nghiệp ăn theo. Và chỉ một tháng sau khi ra mắt, Niantic - nhà phát triển, cũng là nhà xuất bản của trò chơi này (Nintendo cũng nắm cổ phần) đã ngừng chấp nhận việc xin tạo Pokéstops hoặc Gyms mới.


Thực tế ảo - tương tác ảo được dự báo là ngành công nghiệp trị giá 80 triệu USD 2025.

Thực tế ảo - tương tác ảo được dự báo là ngành công nghiệp trị giá 80 triệu USD 2025.

Thực tế ảo sẽ là ngành công nghiệp trị giá 80 triệu USD vào năm 2025?

Theo Beelin Ang, Giám đốc Bộ phận Truyền thông (JLL khu vực Châu Á Thái Bình Dương), có thể hiểu, VR là môi trường mô phỏng bằng máy tính được gắn với bộ tai nghe đặc biệt, găng tay cảm biến hoặc các thiết bị hỗ trợ khác; còn AR cho thấy hình ảnh thực trên màn hình kỹ thuật số.

Một số ước tính rằng, VR/AR sẽ là ngành công nghiệp đạt trị giá 80 triệu đô la vào năm 2025, một phần trong số đó sẽ thuộc thị trường bán lẻ.

Và thực tế, thực tế ảo (VR) và “người em họ” của nó – tương tác ảo (AR) nhanh chóng bành trướng trong thị trường bán lẻ.

Giám đốc Bán lẻ JLL tại Úc cho biết, cho đến nay, ưu điểm lớn nhất của Pokémon Go là miễn phí. Trò chơi này cung cấp cho các nhà bán lẻ "đạn dược" để có một sân chơi bình đẳng với các đối thủ trực tuyến và giúp các trung tâm mua sắm tăng sức thu hút khi người chơi tìm đến.

Ngay cả lĩnh vực khách sạn cũng đang lợi dụng sự nổi tiếng của trò chơi này. Mantra Group đã đặt con Pokemon Go đầu tiên trên thế giới tại các khách sạn ở Sydney và Melbourne. Họ khuyến khích "người hâm mộ" đến khi mời chào "hãy đến bar của tôi- nơi có Pokéstop” với việc miễn phí Pokémon Go Lures để tăng cơ hội bắt một trong những quái vật ảo.

Khi cơn sốt Pokémon Go Nhật Bản thâm nhập vào Hoa Kỳ, Anh, Úc, châu Âu và New Zealand, lĩnh vực bán lẻ trở nên sôi động và chú ý hơn.

Kenji Yoskikawa, Giám đốc bán lẻ tại Nhật Bản cho biết, Pokemon Go được xem như “liều thuốc hồi sinh” củng cố cho lĩnh vực bán lẻ trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các tính năng bổ sung về việc có một Pokéstop hoặc Gyms dường như không mang lại bất kỳ giá trị nào về giá trị tài sản bởi danh sách bất động sản có sử dụng Pokémon Go đang là “mồi nhử” ăn theo tại Mỹ.

Ra mắt vào tháng 7, Pokémon Go đứng đầu các bảng xếp hạng lượt tải về nhiều nhất trên cả hai kho ứng dụng Android và iOS. Một tuần sau khi ra mắt, Pokémon Go đạt mức 65 triệu người sử dụng tại Mỹ, bằng với con số 65 triệu người sử dụng tại Mỹ của Twitter hiện nay.

Ngày 22/7/2016, Pokémon Go ra mắt tại quê hương Nhật Bản, sau sự cố truyền thông rằng McDonalds sẽ là chuỗi nhà hàng chủ chốt dành cho người chơi tại Nhật Bản. Thông tin trên đã đẩy cổ phiếu của McDonald này tăng vọt.

Mỹ Lan

Cùng chuyên mục
XEM