Platform xuất bản điện tử: Tiềm năng phát triển

28/12/2017 15:30 PM | Công nghệ

Sự bùng nổ của các nền tảng công nghệ (Platform) đã khiến ngành công nghiệp xuất bản không thể đứng ngoài cuộc. Xuất bản điện tử ra đời và dần chiếm lĩnh thị phần, với rất nhiều tiềm năng trong tương lai.

Phần 2: Những lợi thế không thể chối cãi của nền tảng công nghệ đối với doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực xuất bản nói riêng

Xu thế công nghệ của các doanh nghiệp hiện nay

Platform đang dần trở thành kẻ “phá bĩnh”, làm đảo lộn mọi hình thức kinh doanh truyền thống. Bằng chứng cho câu chuyện “phá bĩnh” này là ở việc chúng có mặt xung quanh chúng ta, bao gồm cả những nước phát triển và đang phát triển (trong đó có Việt Nam).

Hệ điều hành Windows của Microsoft là một ví dụ về việc bị “phá bĩnh”. Từng là hệ điều hành thông dụng nhất thế giới trong hơn 25 năm liền, Windows đã bị “phá bĩnh” dữ dội bởi các hệ điều hành di động iOS của Apple và Android của Google, tới mức số lượng máy tính dùng Windows được bán ra trên toàn cầu bị giảm mạnh. Theo nghiên cứu mới đây từ Gartner lẫn IDC, thị trường máy tính cá nhân toàn cầu hiện đã suy giảm trong quý 3 năm 2017 nếu so với cùng quý năm ngoái, qua đó giảm trong 12 quý liên tiếp.

Trong ngành xuất bản điện tử, sách điện tử (ebooks) với hình thức đọc trực tuyến trên web hoặc app đang phát triển rất nhanh, không chỉ trên thế giới mà ở cả Việt Nam. Chỉ tính riêng thị trường Mỹ, sự tăng trưởng của sách điện tử trong 5 tháng đầu năm 2017 đã là gần 20%, theo Thái Hà Books. Còn đối với thị trường sách điện tử Việt, theo báo cáo quý III của Waka, hiện có khoảng 18,9 triệu người đọc sách, báo bằng thiết bị điện tử, chiếm 37% trong tổng số những người sử dụng internet.

Lợi ích của nền tảng công nghệ đối với doanh nghiệp

Vì sao mô hình nền tảng kết nối lại có sức mạnh to lớn để biến các doanh nghiệp ứng dụng nó trở thành kẻ “phá bĩnh” đáng gờm như vậy? Chắc chắn câu trả lời nằm ở những lợi ích tích cực mà nó mang lại cho doanh nghiệp.

Thứ nhất, Platform giúp thay đổi nền tảng tương tác và hoạt động của doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp truyền thống phát triển dựa trên quan điểm cạnh tranh dựa vào nguồn lực, nghĩa là họ buộc phải có được lợi thế bằng cách kiểm soát tài sản khan hiếm và có giá trị lý tưởng, không thể bắt chước. Thì ở doanh nghiệp nền tảng, các tài sản khó sao chép này chính là các cộng đồng và các tài nguyên mà thành viên của cộng đồng đó sở hữu và đóng góp vào; chẳng hạn như là phòng khách, là xe hơi, là những ý tưởng và thông tin.

Thứ hai, Platform hỗ trợ tối ưu hoá quy trình nội bộ của doanh nghiệp, sau đó tương tác mở rộng ra bên ngoài. Các doanh nghiệp truyền thống sẽ tổ chức lao động nội bộ và các nguồn lực để tạo ra giá trị bằng cách tối ưu hoá toàn bộ chuỗi hoạt động từ sản xuất cho tới bán hàng, và dịch vụ hậu mãi. Các doanh nghiệp nền tảng thì tập trung cho sự thuận lợi của các tương tác bên ngoài giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng để tạo ra giá trị.

Ví dụ như Amazon Web Service (AWS). Ra đời vào cuối năm 2006, lúc đó được gọi là Elastic Compute Cloud, đây là dịch vụ điện toán dựa trên những máy chủ của Amazon. Thay vì chỉ phát triển hạ tầng để đáp ứng nhu cầu xử lý các giao dịch trong giai đoạn đầu, đội ngũ Amazon đã cho người khác thuê lại những hạ tầng đã phát triển ở giai đoạn sau. Hiện tại, lĩnh vực này đem tới 74% lợi nhuận cho Amazon!

Thứ ba, việc xây dựng một hệ sinh thái các giá trị “phi tự nhiên” là yếu tố giúp Platform trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ sự kết nối của doanh nghiệp. Thay vì tối đa hoá giá trị vòng đời của 1 khách hàng riêng lẻ, các doanh nghiệp nền tảng tìm cách tối đa hoá tổng thể của cả hệ sinh thái. Riêng trong lĩnh vực xuất bản điện tử, mối liên kết giữa tác giả - dịch giả - nhà xuất bản, nhà phát hành - đọc giả - hệ thống đào tạo… trên nền tảng công nghệ đã tạo nên một môi trường sinh thái tập trung đầy đủ và trọn vẹn nhất, cho cả doanh nghiệp và người dùng.

Trong bối cảnh mà các doanh nghiệp đều có sự chuyển dịch mạnh mẽ sang nền tảng công nghệ, thị trường xuất bản trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng cùng ngày càng đẩy mạnh các Platform xuất bản điện tử. Không chỉ bởi những lợi ích thiết thực mà nó đem lại, mà còn xuất phát từ sự cần thiết của việc bắt kịp cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang làm đảo lộn mọi nền tảng công nghệ trên thế giới hiện nay./

Bắt kịp xu thế công nghệ 4.0 trên thế giới, ngành xuất bản Việt Nam đã manh nha có những tín hiệu đáng mừng. Trong đó, không thể không kể đến Waka – một trong những ứng dụng đọc sách điện tử nhưng đã sớm hướng tới việc xây dựng nền tảng xuất bản điện tử đầu tiên tại Việt Nam.

Tìm hiểu thêm tại: https://waka.vn/

A.D

Cùng chuyên mục
XEM