Phỏng vấn 21 tỷ phú tự thân: Cái tôi lớn là điểm mạnh giúp kiếm tỷ đô nhưng cũng là điểm yếu! Ở đời dù tỷ phú hay dân thường đều phải biết mình là ai!

04/07/2019 15:15 PM | Kinh doanh

Theo tác giả Rafael Bidziag, trong nhiều trường hợp, họ không nên đề cao chủ nghĩa cá nhân hơn sự hợp tác bởi điều này có thể khiến họ phải trả giá trong kinh doanh. Ở đời dù tỷ phú hay dân thường đều phải biết mình là ai!

Rafael Badziag, một doanh nhân và chuyên gia tâm lý trong lĩnh vực kinh doanh đã dành 5 năm để thực hiện những cuộc phỏng vấn trực tiếp với 21 tỷ phú tự thân trên khắp thế giới (những người có tài sản ròng từ 1 tỷ USD trở lên) và tìm hiểu về cuộc sống cũng như doanh nghiệp của họ.

Trong quá trình tiếp xúc với các doanh nhân tỷ phú, Rafael nhận ra rằng một số đặc điểm giúp những người này thành công đôi khi lại trở thành điểm bất lợi tiềm năng đối với họ.

Rafael viết trong cuốn sách "The Billion Dollar Secret: 20 Principles of Billionaire Wealth and Success" (Tạm dịch: Bí mật tỷ đô: 20 nguyên tắc của sự giàu có và thành công của tỷ phú): "Tỷ phú là những người không tuân thủ quy tắc và thể hiện chủ nghĩa cá nhân ngay từ khi còn nhỏ. Không ít người thường xuyên phá vỡ các quy tắc.

Phỏng vấn 21 tỷ phú tự thân: Cái tôi lớn là điểm mạnh giúp kiếm tỷ đô nhưng cũng là điểm yếu! Ở đời dù tỷ phú hay dân thường đều phải biết mình là ai! - Ảnh 1.

Tỷ phú đa phần là những người thích phá bỏ quy tắc.

Qua nhiều năm, họ học được cách tin tưởng vào bản năng của mình và đi ngược lại số đông, ngay cả khi mọi người xung quanh đều cho rằng họ mất trí và khuyên họ nên từ bỏ thay vì nắm bắt cơ hội kinh doanh. Việc biết được khi nào nên thực hiện bước nhảy vọt hay đi ngược số đông cũng đồng nghĩa với việc phải đối mặt với hai trạng thái, một là phá sản, hai là thành công rực rỡ".

Theo Rafael, chính khả năng phán đoán và tư duy độc lập đã giúp các tỷ phú thành công. Mặc dù vậy, đây cũng là một điểm yếu của họ. Trong nhiều trường hợp, họ không nên đề cao chủ nghĩa cá nhân hơn sự hợp tác bởi điều này có thể khiến họ phải trả giá trong kinh doanh.

Lấy tỷ phú Brian Kim Beom-Su, người sáng lập công ty game số 1 Hàn Quốc, Hangame làm ví dụ. Brian chia sẻ với Rafael rằng việc bỏ qua cơ hội hợp tác với đối thủ cạnh tranh là một trong những sai lầm lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Tuy Hangame vẫn giữ vị thế là công ty game hàng đầu nhưng theo Brian, họ có thể đã hoạt động tốt hơn nếu ông cởi mở hơn trong vấn đề mở rộng hợp tác.

Phỏng vấn 21 tỷ phú tự thân: Cái tôi lớn là điểm mạnh giúp kiếm tỷ đô nhưng cũng là điểm yếu! Ở đời dù tỷ phú hay dân thường đều phải biết mình là ai! - Ảnh 2.

Tỷ phú tự thân Brian Kim Beom-Su.

Ngoài ra, Rafael cũng cho rằng các tỷ phú nên tìm kiếm sự giúp đỡ hay lời khuyên khi cần, đặc biệt là trong giai đoạn doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, biến động. Né tránh sự trợ giúp từ bên ngoài và khăng khăng giữ thể diện có thể dẫn tới việc phạm phải sai lầm hoặc đơn giản hơn là quá tải với công việc. Lâu dần, đây sẽ trở thành một hạn chế lớn trong cách quản lý và kinh doanh của các tỷ phú.

Tiến sĩ Gred Reid, người đã phỏng vấn 100 người giàu nhất thế giới tiết lộ rằng hợp tác với các đối thủ cạnh tranh là một bí quyết mà giới tỷ phú sử dụng để làm giàu và duy trì sự giàu có của mình.

Gred viết: "Hợp tác với đối thủ là một hình thức kinh doanh mang tính thay đổi. Một số người coi điều này không thực sự tốt nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp có thể giúp đỡ lẫn nhau khi hợp tác. Ví dụ khi nền kinh tế đi xuống hay tình hình kinh doanh của cả ngành gặp khó khăn, họ có thể kết hợp để cải thiện bằng cách đưa ra ưu đãi có lợi cho khách hàng. Qua đó, hai bên nói riêng và ngành công nghiệp nói chung đều được hưởng lợi vì họ đã tạo ra sự tin tưởng và thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng".

Gia Vũ

Cùng chuyên mục
XEM