[Phim hay] Chiến dịch sói sa mạc

07/08/2013 21:00 PM |

Bộ phim đánh bại siêu phẩm Avatar trong lễ trao giải Oscar lần thứ 82

Thông tin phim

Tên phim: The Hurt Locker

Đạo diễn: Kathryn Bigelow

Kịch bản:  Mark Boal

Diễn viên:  Jeremy Renner, Anthony Mackie, Brian Geraghty 

Năm sản xuất: 2008

Giải thưởng: 6 giải Oscar


Giới thiệu 

Trong đêm trao giải Oscar 2009, bộ phim được mệnh danh là “doanh thu cao nhất mọi thời đại”, “siêu phẩm hấp dẫn nhất”, Avatar,  đã bị Chiến dịch sói sa mạc đánh bại tại hai hạng mục quan trọng nhất Phim hay nhất và đạo diễn xuất sắc nhất.

Vậy điều gì khiến Avatar lại phải hứng chịu thất bại trước một bộ phim không hề được quảng cáo rầm rộ, không hề có tên tuổi trước đêm Oscar? 

Chiến dịch sói sa mạc xoáy sâu vào những khó khăn, gian khổ, vinh quang và những nhọc nhằn cay đắng khó có thể nhận ra của những chiến sĩ Mỹ tháo gỡ bom mìn trên mảnh đất Iraq.

Câu chuyện phim kể về 3 người lính James, Sanborn và Eldridge với 3 tính cách khác nhau nhưng đều chung một nhiệm vụ dò tìm và tháo gỡ bom mình tại Baghdad.

Trước khi James nhận nhiệm vụ lãnh đạo đội xử lý bom mìn này, người chỉ huy trước của đội, trung sĩ Matthew Thompson, đã chết trong khi tháo gỡ một quả bom tự chế. Còn James, mới nhậm chức lại tỏ thái độ bất cần, không màng sống chết của bản thân và đồng đội khiến mâu thuẫn nội bộ dâng cao. Sanborn và Eldridge đã nhiều lần tạo ra vài tình huống mà có thể dẫn đến một “vụ tai nạn đáng tiếc” cho James. 


Vừa công chiếu không lâu bộ phim đã vấp phải nhiều làn sóng phản đối và chỉ trích gay gắt từ nhiều phía. Đầu tiên là phía các cựu chiến binh và các phóng viên chiến trường từng tham gia hoạt động ở Iraq, họ chỉ trích sự thiếu chính xác của bộ phim, và mỉa mai rằng đây là cuộc chiến tranh Iraq do những người lính Hollywood tưởng tượng và chiến đấu, sai từ bộ đồng phục đến thiếu thông tin vô tuyến và cả lối hành xử vô lý của binh lính Mỹ tại Iraq.

Tiếp đó là hành vi vận động hành lang một cách âm thầm nhưng bị rò rỉ của một nhà sản xuất của bộ phim bằng cách gửi thư đến các thành viên Viện hàn lâm khoa học nghệ thuật và điện ảnh Mỹ kêu gọi bầu chọn cho bộ phim đoạt giải khiến bộ phim suýt bị loại khỏi danh sách đề cử.

Rồi là đến vụ kiện hồi tháng 3/2010 của Thượng sĩ Jeffrey Sarver đòi hàng triệu đô la cho việc ăn cắp bản quyền thuật ngữ “Hurt Locker” và cụm từ “War is a drug”.

Chừng đó lùm xùm cũng không thể phủ nhận những giá trị mà bộ phim đã mang đến. Về yếu tố điện ảnh, các nhà phê bình nhận xét đây là một bộ phim chiến tranh hành động mạnh mẽ, hồi hộp và hoành tráng, đem lại những xúc cảm mới mẻ về chiến tranh hiện đại, mô tả một cách chân thực tâm lý con người khi đứng giữa ranh giới của sự sống và cái chết.  Đồng thời mở ra một góc nhìn rõ ràng rành mạch về nghề phá bom mìn nguy hiểm nhưng đầy kích thích và sự bất ổn đương thời ở Iraq.

Không phải là một bản anh hùng ca như những bộ phim về đề tài chiến tranh, hành động, phim thậm chí còn có chút “thô”, chút “nguyên thủy” theo bản năng con người được đạo diễn miêu tả khéo léo thông qua những gã lính tráng cao to, có bản lĩnh mà cũng đây mưu mô.

Thực sự bộ phim không mang một chút “nữ tính” nào giống phong cách làm phim của các đạo diễn nữ. Kathryn Bigelow rất mạnh mẽ, sự mạnh mẽ đó được thể hiện thông qua những hình ảnh mang tính chất bạo lực, kinh dị, nguy hiểm hồi hộp và những bước ngoặt mang tính kiên quyết cứng rắn trong phim. Mới đây, bộ phim Truy sát Binladen của bà cũng mang màu sắc chiến sự ác liệt với những cảnh quay tra tấn tàn bạo, những bí mật bị phanh phui, những cuộc đột kích tanh nồng mùi máu. 

Những nhân vật nữ xuất hiện trong phim của bà đều không phải là những cô gái yếu đuối, trái tim họ vô cùng sắt đá và quả cảm, thậm chí họ còn có phần lý trí hơn cả đàn ông. 

Một cảnh tình cảm hiếm hoi trong phim

Thường Ngọc

khanhnt

Cùng chuyên mục
XEM