Phía sau chuyện cô gái đi khắp thế gian thưởng thức mỹ thực: Con người dù giỏi giang, thành đạt đến mấy vẫn phải chào thua trước một điều...

01/07/2019 10:16 AM | Sống

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng cơ thể là để phục vụ cho mình. Chỉ cần mỗi sáng có thể thức dậy bình thường thì bệnh tật và cái chết đã ở rất xa, mà không biết chúng đang tích tụ, bào mòn dần sinh mệnh, bởi chúng ta cảm nhận được sự "không khỏe mạnh" dễ hơn cảm nhận sự "khỏe mạnh"


Q. là chủ nhiệm ban biên tập của một tạp chí thời thượng, nếu theo tiêu chí thời nay thì cô ấy được xếp vào nhóm thành đạt. Năm 1994, Q. tốt nghiệp đại học trọng điểm quốc gia. Năm 2005 cô trở thành chủ nhiệm ban biên tập tạp chí thời trang quý ông. Năm 2006, cô tham gia thành lập quyển tạp chí thứ 15 của tập đoàn, viết về ẩm thực, đồng thời giữ vai trò chủ nhiệm biên tập. Năm đó Q. chỉ mới 34 tuổi, cuộc sống hào nhoáng, được xưng là tài nữ của giới mỹ thực.

Nhưng, chính vào lúc sự nghiệp và cuộc sống chói lọi nhất, cô nhận một cú sốc lớn.

Tháng 7 năm 2006, cô được chẩn đoán mắc ung thư dạ dày, hơn nữa còn ở giai đoạn ba. Vì để xác định nguyên nhân bệnh, bác sĩ hỏi gia đình cô có ai từng mắc bệnh này không? Q. kiểm tra ba thế hệ, không ai mắc ung thư. Cố nhớ lại, cuối cùng cô đã biết được nguyên nhân gây bệnh, đó chính là cách sống và làm việc sai lầm của mình.

Phía sau chuyện cô gái đi khắp thế gian thưởng thức mỹ thực: Con người dù giỏi giang, thành đạt đến mấy vẫn phải chào thua trước một điều... - Ảnh 1.

Là một biên tập dày dạn kinh nghiệm của tạp chí ẩm thực, công việc của Q. chính là đi khắp thế gian thưởng thức đồ ăn ngon. Cô ấy phải liên tục tham dự các bữa tiệc lớn nhỏ. Đứng trước mỹ thực thịnh soạn từ lạnh đến nóng, từ ngọt đến mặn, từ chiên đến nướng, từ thanh đạm đến xa hoa, từ phổ biến đến hiếm có, từ món ăn ngày thường đến món ăn cung đình, từ truyền thống đến mới lạ... một người cho dù muốn tiết chế, chỉ định nếm thử mỗi món một ít, thì sau bữa cơm lượng thức ăn nạp vào cũng tương đối nhiều. Đồ ngon thì không thể thiếu rượu và các loại thức uống, bởi có câu “không rượu không phải là tiệc”. Cứ kéo dài như thế, cô đã tạo nên những tổn hại không cách nào cứu vãn cho dạ dày.

Khác với các thực khách còn lại, Q. không chỉ ăn, mà còn phải vừa ăn vừa suy nghĩ làm thế nào để viết bài giới thiệu và quảng bá. Vậy là, lượng máu vốn dĩ nên cung cấp cho dạ dày tiêu hóa bị chuyển một phần lớn sang cho đại não, khiến dạ dày thiếu máu trầm trọng.

Trước đây, Q. luôn tự hào xưng mình là người có “dạ dày thép”. Cũng không phải cô không biết bảo vệ nó, vì để không gia tăng gánh nặng cho dạ dày, mỗi lần ăn tiệc no nê, cô thường ăn ít lại vào ngày hôm sau. Nhưng cứ lặp đi lặp lại như thế, trái lại càng khiến dạ dày dễ bị tổn thương hơn.

Sau khi biết mình bị ung thư, Q. không hề bỏ cuộc, cô dùng hết mọi cách để chữa trị, không tiếc chi số tiền lớn, thậm chí còn bán đi ngôi nhà. Chưa đến một năm, trải qua vô số cuộc phẫu thuật, cắt hết dạ dày, người "phụ nữ thời thượng" nằm trên giường bệnh viết lại những gì mình đã cảm ngộ về sinh mệnh và cuộc đời trong khoảng thời gian bạo bệnh để khích lệ bản thân, thức tỉnh những người khác. 

Cô ấy cảm khái: Giàu và nghèo chỉ cách nhau một lần bệnh.

Mặc dù đã chống chọi một cách quật cường, nhưng do tế bào ung thư lan quá rộng, tháng 4 năm 2007, Q. ngừng điều trị. Cô ấy đã ra đi vào năm tháng chói lọi nhất của cuộc đời.

Phía sau chuyện cô gái đi khắp thế gian thưởng thức mỹ thực: Con người dù giỏi giang, thành đạt đến mấy vẫn phải chào thua trước một điều... - Ảnh 2.

Nếu vài chục năm trước thịnh hành câu nói “sức khỏe là vốn liếng của cách mạng”, thì hiện tại “sức khỏe là vốn liếng của thành công”.

Sinh mệnh phụ thuộc vào sức khỏe, một khi không còn sức khỏe thì những thứ như “thành công”, “hạnh phúc” đều chẳng là gì nữa.

Sức khỏe rất quan trọng, ai cũng biết, nhưng trong cuộc sống thường ngày hầu hết mọi người đều không ý thức được điều này. Họ cho rằng cơ thể, bao gồm tay chân, ngũ quan (tai, mắt, miệng, mũi, thân), lục phủ (sáu bộ phận quan trọng trong vùng bụng), ngũ tạng (năm bộ phận quan trọng trong vùng ngực, bụng) dĩ nhiên là để phục vụ cho mình, chỉ cần mỗi sáng có thể thức dậy bình thường thì bệnh tật và cái chết đã ở rất xa, mà không biết chúng đang âm thầm tích tụ từng ngày, bào mòn dần sinh mệnh. 

Chúng ta cảm nhận được sự “không khỏe mạnh" dễ hơn cảm nhận sự “khỏe mạnh”. Khi con người có cảm giác với một bộ phận nào đó của cơ thể, thường là bởi vì nơi đó khó chịu hoặc là đã nhiễm bệnh. Ví dụ có cảm giác ở đầu là khi bị đau đầu, có cảm giác ở tim là khi tim không được thoải mái, có cảm giác ở dạ dày là khi thấy khó tiêu. Khi không có cảm giác với các cơ quan trong cơ thể, chúng ta sẽ không quan tâm và bảo vệ chúng, hơn nữa còn cho rằng chúng rất “bền” và “tốt”. Một khi ý thức được sự không thoải mái thì bệnh tật cũng đã đến, hối hận muộn màng.

Phía sau chuyện cô gái đi khắp thế gian thưởng thức mỹ thực: Con người dù giỏi giang, thành đạt đến mấy vẫn phải chào thua trước một điều... - Ảnh 3.

Mỗi năm số người mất vì ung thư dạ dày không phải ít. Trong đó có khá nhiều người ăn uống thất thường, đặc biệt là bữa tối, hầu hết đều là những “chàng trai/cô gái dạ dày thép” như Q. Sau khi phẫu thuật, Q. tự châm biếm mình là chiến tướng “không có dạ dày”. 

Tôi cũng quen biết một cô gái thời thượng mới ngoài 30 đã cắt bỏ túi mật, cô ấy đang đấu tranh với bệnh tật, cũng dũng cảm như thế. 

Vâng, đối diện với bệnh tật họ đều rất dũng cảm, điểm này khiến người khác kính phục, nhưng, tại sao không dùng ý chí như vậy để yêu quý và bảo vệ cơ thể ngay từ lúc còn khỏe mạnh?

Cơ thể là người bạn theo chúng ta đến suốt đời. Với người bạn này, chúng ta cần biết cách thấu hiểu và tôn trọng.

Phía sau chuyện cô gái đi khắp thế gian thưởng thức mỹ thực: Con người dù giỏi giang, thành đạt đến mấy vẫn phải chào thua trước một điều... - Ảnh 4.

Người cuối cùng tôi muốn nhắc đến là Ngô Hoằng - Chủ tịch tập đoàn thời trang, được mọi người gọi là “cha đỡ đầu trong giới”. Nhiều năm qua, hàng loạt tạp chí thời trang mà ông thành lập phủ rộng mọi mặt của cuộc sống, có sức ảnh hưởng đến hàng nghìn đọc giả, nhưng bản thân ông lại qua đời ở tuổi 46 vì căn bệnh ung thư tuyến tụy, mang đến biết bao thương tiếc. Vào giai đoạn cuối đời, ông gửi lời nhắn nhủ ấm áp đến những người đồng hành: Sức khỏe xếp thứ nhất, cuộc sống xếp thứ hai, sự nghiệp xếp thứ ba, mong mọi người hãy trân trọng sức khỏe, sống thật tốt.

Cuộc sống của các nhân vật thời thượng, bây giờ nhìn lại không còn thời thượng nữa. Thời thượng thật sự nên là ăn uống khoa học và có lối sống lành mạnh. Khỏe mạnh là hạnh phúc, khỏe mạnh là vinh quang, điều này không nên trì hoãn đến cuối thời đại mới trở thành nền văn minh của chúng ta.

Tu An

Cùng chuyên mục
XEM