Phát triển bền vững là tấm khiên cho doanh nghiệp trước môi trường kinh tế biến động

10/11/2022 15:26 PM | Quản trị

Nền kinh tế thế giới đang bước vào một giai đoạn đầy khó khăn, khi nhiều dấu hiệu cho thấy sắp có một cuộc suy thoái toàn cầu giống như giai đoạn 2008 – 2009. Phát triển bền vững (ESG) được cho là tấm khiên giúp các doanh nghiệp chống chọi lại thị trường đang đầy biến động. Các doanh nghiệp toàn cầu là những đơn vị nhanh nhạy với xu hướng này hơn hết.

Biến động từ nhiều yếu tố

Theo công ty nghiên cứu Ned Davis, hiện có 98% khả năng xảy ra suy thoái toàn cầu. Trong lịch sử, mức xác suất công ty này dự báo chỉ cao như vậy trong hai lần, năm 2008 và 2020. Cơ sở để Ned Davis đưa ra dự báo này dựa trên 5 dấu hiệu sau: tỷ giá USD tăng mạnh, động lực kinh tế Mỹ chững lại, các doanh nghiệp trên toàn cầu bắt đầu ‘thắt lưng buộc bụng’, thị trường đầu tư tài chính ảm đạm, bất ổn địa chính trị - chính sách và giá cả.

Còn theo Theo Khảo sát Điều kiện Kinh tế toàn cầu (GECS) mới nhất do Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh Quốc (ACCA) và Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ (IMA) thực hiện, niềm tin vào triển vọng kinh tế vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung vị ghi nhận suốt thập kỷ qua, do những lo ngại về tình trạng lạm phát và sụt giảm hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, niềm tin ghi nhận đang có sự phục hồi trong quý III/2022 do những chính sách tiền tệ phù hợp.

Phát triển bền vững là tấm khiên cho doanh nghiệp trước kinh tế biến động

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, phát triển bền vững là tấm khiên cho doanh nghiệp trước kinh tế biến động. Bởi nó có thể giúp nền kinh tế - doanh nghiệp tăng trưởng và phát triển lành mạnh – bảo đảm tính an toàn, nâng cao đời sống của người dân và tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ kinh tế trong tương lai.

Phát triển bền vững là tấm khiên cho doanh nghiệp trước môi trường kinh tế biến động - Ảnh 1.

Theo Báo cáo về Mức độ sẵn sàng thực hành ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) tại Việt Nam năm 2022, 80% doanh nghiệp đã cam kết hoặc có kế hoạch cam kết ESG trong 2-4 năm tới.

Mới đây, nền tảng TMĐT Lazada vừa công bố Báo cáo Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG) của công ty, với bốn trụ cột chính: Trao quyền và hỗ trợ cộng đồng; Thúc đẩy lực lượng lao động số tài năng cho tương lai; Quản lý trách nhiệm với môi trường, và Quản trị nền tảng hiệu quả. Từ các trụ cột chính, báo cáo này của Lazada đã nêu bật nhiều thành tựu đáng chú ý của doanh nghiệp như sau:

Trao quyền và hỗ trợ cộng đồng: Trên khắp sáu thị trường của mình, Lazada đã tạo ra 1,1 triệu cơ hội kinh doanh trong hệ sinh thái gồm người bán, nhà cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, đối tác hậu cần bên thứ ba và các nhân viên chuyên trách.

Lazada cũng phối hợp với các bên liên quan tại địa phương để phát triển các chương trình hỗ trợ nữ giới, giúp họ trở thành các doanh nhân công nghệ thành công, đồng thời tôn vinh các nhà bán hàng nữ đã vượt qua những trở ngại để phát triển kinh doanh thành công cùng Lazada với giải thưởng Người Phụ nữ Tiên phong 2022.

Thúc đẩy lực lượng lao động số tài năng cho tương lai: Lực lượng lao động của Tập đoàn đã tăng 18% trong hai năm qua. Phụ nữ chiếm 43% lực lượng lao động của Lazada, tỷ lệ này cao hơn tỷ lệ của toàn ngành công nghệ ở Đông Nam Á là 32%. Ngoài ra, Lazada cũng chú trọng phát triển các bộ kỹ năng và kiến thức cho nhóm tài năng kỹ thuật số lớn hơn.

Phát triển bền vững là tấm khiên cho doanh nghiệp trước môi trường kinh tế biến động - Ảnh 2.

Quản lý trách nhiệm với môi trường: Nền tảng đã nỗ lực giảm lượng khí thải các-bon và giảm sử dụng nguyên liệu, tham gia vào nền kinh tế tuần hoàn. Lazada cũng giới thiệu bản kiểm kê các-bon cơ bản để xác định các nguồn phát thải khí nhà kính (KNK) chính trong các hoạt động của mình.

Bên cạnh đó, RedMart – công ty con ở mảng bách hóa của Lazada Singapore, đã cắt giảm được khoảng 30 tấn nhựa nguyên sinh chỉ bằng cách đổi từ chai nước nhãn hiệu RedMart sang chất liệu nhựa PET tái chế 100%.

Quản lý có trách nhiệm: Lazada là một trong số ít nền tảng Thương mại điện tử ở Đông Nam Á được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 27001:2013, tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật thông tin đề ra phương pháp tiếp cận toàn diện để bảo đảm bảo mật. Ấn tượng nhất, Lazada là công ty thương mại kỹ thuật số Đông Nam Á đầu tiên có Nhóm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (IPR) riêng.

Ông Frank Luo, Giám đốc Tài chính Tập đoàn Lazada cho biết: "Tiến bộ mà chúng tôi đạt được trong những năm qua đã đặt nền móng và động lực để chúng tôi duy trì thành quả của mình, nhằm tạo ra và đẩy mạnh các tác động tích cực lên môi trường, xã hội và quản trị (ESG).

Là nền tảng thương mại điện tử tiên phong tại Đông Nam Á, Lazada cam kết tạo ra một hệ sinh thái bền vững và lành mạnh để kết nối người mua và người bán. Định hướng của chúng tôi là vận dụng 'tư duy hệ sinh thái', tăng cường hợp tác với các đối tác và bên liên quan dọc theo những giá trị mà chúng tôi mang đến, từ đó tạo ra tác động tích cực lớn hơn trong xã hội."

Có thể thấy, Lazada cũng như nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước khác đang nỗ lực hết mình để tiến tới phát triển bền vững trên nhiều khía cạnh, để từ đó có thể vừa “đứng vững” trước những biến động của nền kinh tế, vừa mang đến những tác động tích cực cho xã hội và cộng đồng.

Quỳnh Như

Cùng chuyên mục
XEM