Phần Lan công bố thuế của tất cả mọi người vào 'Ngày ghen tị quốc gia'

31/01/2019 10:45 AM | Xã hội

Bạn đã bao giờ tò mò về thu nhập của đồng nghiệp chưa? Hàng năm vào ngày 1/11, người dân ở Phần Lan có cơ hội để biết được thông tin này, khi chính phủ công bố thu nhập phải chịu thuế của tất cả các công dân.

New York Times đặc biệt danh cho ngày này là “Ngày ghen tị quốc gia”. Các nhà báo xếp hàng dài bên ngoài cơ quan thuế chờ đợi để rà soát hàng nghìn trang dữ liệu được công bố vào lúc 8 giờ sáng.

Phần Lan công bố thuế của tất cả mọi người vào Ngày ghen tị quốc gia - Ảnh 1.

Những người có thu nhập cao nhất trong năm nay ở Phần Lan hầu hết đến từ các công ty kỹ thuật số, trong đó những nhân viên của công ty game di động Supercell chiếm ½ trong số 10 vị trí hàng đầu. CEO của Supercell Ilkka Paananen là người được trả lương cao nhất Phần Lan trong năm 2017 với 65,2 triệu euro, trong khi một giám đốc khác của Supercell ở vị trí thứ 2. Người sáng lập và CEO của công ty startup giao dịch tiền nhanh Bittisiirto, Alexander Hanhikoski, xếp ở vị trí thứ 3.

Chỉ 12 phụ nữ nằm trong top 100 người có thu nhập cao nhất ở Phần Lan. Nữ doanh nhân có thu nhập cao nhất là Ulla Riitta Sjöström đứng ở vị trí 28, với thu nhập 9 triệu euro.

Doanh thu từ thuế của Phần Lan đã tăng 3,5% trong năm 2017, trong đó chính phủ trung ương thu về 46.8 tỷ euro. Người nộp thuế kiếm được thu nhập chịu thuế trị giá 140 tỷ euro.

Người lao động ở Phần Lan phải trả một trong mức thuế cao nhất thế giới. Vào năm 2016, thuế thu nhập cá nhân của quốc gia Bắc Âu này là 13% GDP, so với 1,8% ở Chile, theo dữ liệu của OECD.

Tuy nhiên, hầu hết người Phần Lan (79%) đều vui vẻ nộp thuế, theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Cục quản lý thuế vào năm ngoái, với 96% đồng ý rằng thu thuế để duy trì tình trạng phúc lợi rất quan trọng.

Phần Lan công bố thuế của tất cả mọi người vào Ngày ghen tị quốc gia - Ảnh 2.

Vậy tại sao chính phủ Phần Lan lại công khai hóa đơn thuế và thu nhập của người dân? Quyết định này liên quan đến luật minh bạch của chính phủ. Ý tưởng là việc làm này sẽ giúp Phần Lan tránh khoảng cách giàu nghèo đang ngày càng gia tăng, bằng cách buộc các nhà tuyển dụng phải cân bằng lương.

Tuy nhiên, minh bạch nhiều hơn không đồng nghĩa với việc người dân cảm thấy hạnh phúc hơn. Tiền lương có thể được tìm kiếm trực tuyến tại Đại học California vào năm 2008, và một nghiên cứu sau đó cho thấy những người có thu nhập thấp hơn sẽ cảm thấy ít hạnh phúc hơn với công việc của mình sau khi họ biết đồng nghiệp kiếm được bao nhiêu tiền.

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM