Omicron làm khởi động một cuộc đua vắc xin mới

04/12/2021 09:23 AM | Xã hội

Sau tin tức về sự xuất hiện của biến chủng Omicron dễ lây nhiễm hơn, các nhà hãng dược phẩm đã bắt đầu một cuộc chạy đua phát triển vắc xin mới.

Mới đây, biến chủng Omicron được phát hiện ở Nam Phi. Omicron có thể dễ lây nhiễm hơn các biến thể trước đó với hơn 30 đột biến đã được tìm thấy, nhiều đột biến có khả năng kháng vắc xin và bản thân loại virus này có lẽ đang lây lan nhanh hơn.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá biến chủng mới Omicron có thể bùng phát trên phạm vi toàn cầu, gây ra mối đe dọa toàn cầu ở mức “rất cao” và có thể khiến một số khu vực phải hứng chịu hậu quả nghiêm trọng.

Omicron làm khởi động một cuộc đua vắc xin mới - Ảnh 1.
Nhiều nước đã tiến hành các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Omicron. (Ảnh: Yonhap)

Trong khuyến cáo gửi 194 thành viên của tổ chức, WHO hối thúc cộng đồng quốc tế phải sẵn sàng ứng phó với biến chủng mới, đẩy nhanh chương trình tiêm vắc xin cho các nhóm thuộc diện ưu tiên cao và đảm bảo triển khai các kế hoạch đối phó để duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu.

Theo WHO, cần có thêm nghiên cứu để hiểu rõ hơn về khả năng Omicron “né tránh” hệ thống bảo vệ mà các vắc xin tạo ra cho hệ thống miễn dịch của con người. Báo cáo đầy đủ hơn dự kiến sẽ có trong vài tuần tới.

Trong khi đó, hàng chục quốc gia trên thế giới đang áp dụng các hạn chế mới với Omicron và các nhà sản xuất vắc xin hiện cũng đã bước vào một giai đoạn mới trong cuộc đua vắc xin.

Theo đó, ba “ông lớn” vắc xin - BioNTech, Moderna và Pfizer đã thông báo, họ đang nghiên cứu việc điều chỉnh vắc xin Covid-19 cho Omicron và sẵn sàng ra mắt càng sớm càng tốt.

Pfizer cho biết, hãng này có thể chuẩn bị một phiên bản mới trong vòng 100 ngày nếu cần thiết. Trong khi, Moderna sẽ có thể giới thiệu một loại vắc xin mới sớm nhất là vào năm 2022.

Song song đó, các công ty đang nghiên cứu một dòng mới để xem liệu vắc xin có cần được điều chỉnh hay không. Các thử nghiệm cũng được thực hiện bởi Johnson & Johnson và AstraZeneca.

Sự liên kết mới hay phản ứng cảm xúc?

Phản ứng đầu tiên của các nhà đầu tư trước tin tức về Omicron là điều dễ hiểu - thị trường sụp đổ, nhưng dự trữ vắc xin thì không. Vào ngày đầu tiên sau tin tức về biến chủng mới, thứ Sáu (26/11), giá cổ phiếu tại Mỹ của BioNTech đã tăng 14% và tiếp tục tăng vào thứ Hai, phá vỡ mốc 356 USD.

Trong khi đó, cổ phiếu Moderna tăng hơn 20% lên mức cao nhất trong 2 tháng, đóng cửa ở mức 329,63 USD. Tuy nhiên, Pfizer ít bị ảnh hưởng bởi các biến động thị trường hơn khi cổ phiếu này tăng 6,1% ở mức 54 USD.

Omicron làm khởi động một cuộc đua vắc xin mới - Ảnh 2.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và giới khoa học toàn cầu đang chạy đua với thời gian để giải mã biến chủng Omicron. (Ảnh: RIA)

Sự xuất hiện của Omicron đang thay đổi sự liên kết trong lĩnh vực dược phẩm, trong khi chờ đợi sự kết thúc của đại dịch, dường như đối với các nhà đầu tư đỉnh cao về doanh số bán vắc xin BioNTech-Pfizer và Moderna đã qua đi. Nhưng giờ đây nỗi lo đã quay trở lại rằng virus sẽ liên tục biến đổi và đại dịch vẫn tồn tại trong một thời gian dài.

Vắc xin nào sẽ được các nhà đầu tư chọn?

Theo Bloomberg, BioNTech, Pfizer và Moderna có khả năng thích ứng vắc xin nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh, vì sử dụng công nghệ RNA thông tin (mRNA), giúp giảm thời gian phát triển vắc xin mới xuống còn vài tháng.

Giám đốc điều hành của BioNTech, ông Ugur Sahin chia sẻ với Reuters rằng, vắc xin của BioNTech và Pfizer có khả năng bảo vệ chống lại các triệu chứng nặng do chủng Omicron gây ra.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong khi chưa có thông tin rõ ràng về chủng mới, thì việc đầu tư trực tiếp vào các tài liệu của các nhà sản xuất vắc xin hiện có là không đáng.

Giám đốc danh mục đầu tư của Alfa-Capital, ông Mark Donikyan, nhận định: “Thị trường vắc xin vẫn như cũ, nhưng có thể thay đổi một chút theo hướng có lợi cho từng hãng sản xuất và vẫn chưa rõ đó sẽ là ai”.

Ông Anton Gopka, đồng sáng lập của quỹ đầu tư ATEM Capital cho biết, giá trị cổ phiếu của các nhà sản xuất vắc xin sẽ phụ thuộc phần lớn vào việc các nước sẽ ưu đãi cho ai. Ông Gopka nói thêm, hiện các nước đang mua vắc xin với số lượng lớn chưa từng có, trong khi Pfizer và Moderna là những loại vắc xin đắt nhất.

Cho đến nay, các nhà khoa học chưa có nhiều dữ liệu để xác định xem liệu Omicron có thể gây ra bệnh nặng hơn so với các biến thể khác hay không.

WHO cho rằng, có thể phải mất nhiều tuần mới có thể hiểu rõ liệu Omicron có khả năng lây lan cao hơn và gây bệnh nghiêm trọng nhiều hơn so với biến thể khác hay không, cũng như vắc xin và phương pháp điều trị hiện nay có hiệu quả như thế nào đối với biến thể mới.

Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi gia tăng việc xét nghiệm, thay vì áp dụng các lệnh cấm đi lại nhắm vào một số quốc gia và khu vực cụ thể. Tính đến nay đã có ít nhất 56 quốc gia áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại nhằm chống biến thể Omicron. Ông Guterres chỉ trích những lệnh cấm và biện pháp hạn chế đi lại như thế là “không công bằng” và “không hiệu quả”.

Thanh Bình (lược dịch)

Cùng chuyên mục
XEM