Ô nhiễm Hà Nội lên mức tím, khẩu trang Y tế cũng không thể ngăn chặn: Nên ăn gì để khỏe mạnh hơn?

02/10/2019 08:28 AM | Sống

Mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội tiếp tục tăng lên ngưỡng tím, là mức xấu, lúc này mọi người càng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng và chống lại các bệnh tật.

Vài ngày qua, thành phố Hà Nội thường xuyên đứng vị trí top 1 trong danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới khi chỉ số AQI luôn ở mức xấp xỉ 200.

Ngày 30/9, tình trạng ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng, chỉ số AQI đã chạm mốc 224 ở thời điểm 10h (theo số liệu của trang Airvisual), lúc 6h sáng, chỉ số AQI là 289.

Ô nhiễm Hà Nội lên mức tím, khẩu trang Y tế cũng không thể ngăn chặn: Nên ăn gì để khỏe mạnh hơn? - Ảnh 1.

Chỉ số AQI tại Hà Nội lúc 10h sáng ngày 30/9. (Ảnh: Airvisual)

Sáng 1/10, chỉ số này tại Hà Nội chuyển sang màu tím, lên tới mức báo động là 254. Còn tại TP. HCM là 154, xếp hạng thứ 5 thế giới.

Ô nhiễm Hà Nội lên mức tím, khẩu trang Y tế cũng không thể ngăn chặn: Nên ăn gì để khỏe mạnh hơn? - Ảnh 2.

Theo tiêu chuẩn của Hoa Kỳ, chất lượng không khí được chia làm các mức như sau.

Ô nhiễm Hà Nội lên mức tím, khẩu trang Y tế cũng không thể ngăn chặn: Nên ăn gì để khỏe mạnh hơn? - Ảnh 3.

Như vậy, có thể thấy, mức độ ô nhiễm của Hà Nội đang tăng lên ngưỡng tím, là mức ảnh hưởng sức khỏe đến tất cả người dân.

Khi không khí ô nhiễm, khói bụi, hầu hết người Việt khi ra đường đều có thói quen đeo khẩu trang Y tế, khẩu trang vải. Tuy nhiên TS chuyên ngành y tế công cộng Trần Ngọc Đăng, giảng viên ĐH Y dược TP.HCM cho biết khẩu trang y tế chỉ hạn chế 30%-40% lượng bụi. Để ngăn được bụi PM 2.5 cần sử dụng khẩu trang chuyên dụng. Tuy nhiên khẩu trang N95 khá đắt và đeo vào hơi khó thở nên ít người sử dụng.

Ô nhiễm Hà Nội lên mức tím, khẩu trang Y tế cũng không thể ngăn chặn: Nên ăn gì để khỏe mạnh hơn? - Ảnh 4.

Để hạn chế tác hại của ô nhiễm không khí, các chuyên gia khuyên mọi người nên bổ sung thực phẩm dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe.

Dưới đây là danh sách các thực phẩm nên ăn nhiều trong những ngày không khí ô nhiễm:

1. Súp lơ xanh

Hãy bổ sung nhiều rau xanh vào bữa ăn hàng ngày bởi chúng chứa vô cùng nhiều vitamin A, B, D và nhiều khoáng chất. Trong đó, phải kể đến súp lơ xanh – siêu thực phẩm chứa 89mg vitamin C, 0,78mg vitamin E cùng rất nhiều khoáng chất chống oxy hóa, có thể làm giảm đau bệnh xương khớp, bệnh tim mạch vành, chống tại các tế bào gây ung thư .

Ngoài ra, một nghiên cứu từ Đại học Columbia đã tìm thấy vitamin B trong súp lơ xanh có tác dụng bảo vệ tim khỏi ô nhiễm không khí, trong khi nghiên cứu khác cho thấy những người ăn súp lơ xanh có thể bài tiết độc tố liên quan đến ô nhiễm ozone và hạt không khí.

Ô nhiễm Hà Nội lên mức tím, khẩu trang Y tế cũng không thể ngăn chặn: Nên ăn gì để khỏe mạnh hơn? - Ảnh 5.

2. Hoa quả có múi

Hãy chăm mua về nhà những loại trái cây có múi như cam, kiwi, bưởi, chanh… vì chúng rất giàu vitamin C, đây là 1 chất chống oxy hóa cực mạnh mẽ mà chúng ta nên đưa vào chế độ ăn hàng ngày để giảm tác hại của khói bụi và dị ứng.

3. Trứng

Trong trứng (gà, vịt, chim cút), đặc biệt là lòng đỏ, chứa nhiều chất béo, cholesterol, trong khi lòng trắng chứa nhiều canxi, tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trứng nấu chín chứa 0,50mg vitamin E, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh vì có đặc tính chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào.

4. Củ nghệ

Củ nghệ được biết đến với đặc tính chống viêm, bạn có thể dùng nghệ để giảm ho và bảo vệ phổi do ô nhiễm không khí. Cách dùng nghệ tốt nhất đó là trộn bột nghệ vào sữa ấm, uống trước khi đi ngủ.

5. Trái bơ

Các nhà khoa học tại Đại học King, London, phát hiện ra rằng hàm lượng vitamin E cao - được tìm thấy trong quả bơ, rau bina và dầu ô liu có thể giảm thiểu tác động của việc tiếp xúc với ô nhiễm không khí vì vậy hãy bổ sung 1 ly sinh tố bơ vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình.

Ô nhiễm Hà Nội lên mức tím, khẩu trang Y tế cũng không thể ngăn chặn: Nên ăn gì để khỏe mạnh hơn? - Ảnh 6.

6. Các loại cá

Cá thu, cá hồi, cá mòi và cá hồi đều là các loại cá giàu axit béo omega 3, được chứng minh là bảo vệ cơ thể khỏi viêm và tăng cường chức năng của hệ miễn dịch và sức khỏe tim mạch.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) việc ăn thực phẩm bổ dưỡng để tăng sức đề kháng trong những ngày môi trường ô nhiễm là rất chính xác. Tuy nhiên, mọi người nên lưu ý dù ăn món gì cũng nên quan tâm đến nguồn gốc thực phẩm và độ an toàn của nó.

"Kể cả khi không khí có sạch mà ăn thực phẩm bẩn thì bạn vẫn sẽ nhiễm bệnh như thường", PGS.TS Thịnh khẳng định.

Bên cạnh việc lựa chọn loại thực phẩm bổ dưỡng, chuyên gia cũng cho biết điều quan trọng hơn cả đó là giữ cho môi trường được sạch sẽ, trong lành, có như vậy mọi người mới đảm bảo được sống khỏe mạnh và không lo mắc bệnh.

Theo Đỗ Đỗ

Cùng chuyên mục
XEM