Ở Nhật Bản, ngoại tình có thể khiến bạn vừa mất vợ.... vừa mất việc

04/05/2020 16:22 PM | Kinh doanh

Thực tế, nhiều tòa án đã được yêu cầu trả lời câu hỏi liệu ngoại tình có phải là căn cứ để sa thải nhân viên hay không.

Fūkibinran. Đây là một từ mà bạn không còn thấy dạo gần đây nữa. Tôi cá là thậm chí nhiều người Nhật còn không biết cách đọc 4 chữ kanji tạo nên từ này nữa: 風紀紊乱.

Từ này có nghĩa khá giống với "một hành vi đi ngược lại với đạo đức truyền thống" hoặc có thể "làm tổn hại đến mối quan hệ yêu đương". Nhưng (trong tiếng Anh) có những từ đơn giản hơn và dễ hiểu hơn: "ngoại tình", "lừa dối", hoặc "bắt cá hai tay".

Năm 1996, nam diễn viên Junichi Ishida bị lôi kéo vào một vụ bê bối do ngoại tình với một người mẫu trẻ. Anh ta cố gắng trốn các thợ săn ảnh làm phiền bằng những bình luận sau: "Bạn không ngần ngại lên án ngoại tình, nhưng những nỗi buồn cay đắng, và những sự ngọt ngào của tình yêu huyền bí lại là chủ đề trong các tác phẩm văn học và nghệ thuật vĩ đại. Chúng từ lâu đã là một nguồn văn hóa được ưa chuộng nhất."

Bình luận này đã gây ra sự khinh miệt của giới truyền thông, các nhà báo tố cáo anh ta chỉ là đang cố gắng biện minh cho việc ngoại tình bằng cách tuyên bố rằng ngoại tình là văn hóa. Và nam diễn viên này cũng mất đi một vài vai diễn quan trọng, anh trở thành kẻ ngang ngược trong thế giới giải trí trong vài năm, cho đến khi anh quyết định sẽ quay lại ngành.

Ngày nay, Ishida sử dụng cụm từ "Ngoại tình là văn hóa" như một hàm ý tự nhạo cười trên TV. Trong một bài phát biểu vào ngày 17 tháng 9, anh nói: "Chiến tranh không phải là văn hóa", tiếng vỗ tay và tiếng cười đồng loạt vang lên. Điều lạ lùng là một chủ đề cảm động như vậy có thể được phát biểu một cách vừa vui vẻ vừa nghiêm trang. Vậy, nếu cho rằng "ngoại tình là một phần của văn học, nghệ thuật và chính nền văn hóa của chúng ta", thì chắc chắn chiến tranh cũng vậy.

Quan điểm của tôi là trò đùa sẽ thất bại nếu bạn xét câu nói nguyên bản của Ishida về khía cạnh logic rằng: bởi vì một hiện tượng có thể được tìm thấy trong một cuốn tiểu thuyết hoặc một bức tranh, thì nó hiển nhiên trở thành thứ gì đó chúng ta nên dung thứ hoặc thậm chí khao khát. Bức tranh "The Rape of the Sabine Women" và "Guernica" của Picasso là những tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta nên chấp nhận hiếp dâm và chiến tranh.

Mặc dù cụm từ đó trở thành một trò đùa, nhưng bất kể thế nào, thì xã hội vẫn cho rằng ngoại tình là một tội ác. Có lẽ ở mức độ thấp hơn, nhưng tất cả đều xấu xa như nhau.

Tại thời điểm này, bạn có thể hỏi, bạn đọc thân mến, tất cả những điều này thì có liên quan gì đến công việc. Thực tế, nhiều tòa án đã được yêu cầu trả lời câu hỏi liệu ngoại tình có phải là căn cứ để sa thải nhân viên hay không.

Tòa án quận Osaka phán quyết vào ngày 10 tháng 8 năm 1990, rằng một giáo viên trung học, có vợ con ở nhà, đã phạm các tiêu chuẩn đạo đức một giáo viên - ông đã thân mật với một nữ sinh. Mặc dù mối quan hệ đó có thể trở thành hiện thực khi nữ sinh này tốt nghiệp, nhưng việc sa thải là điều dễ hiểu vì ngay thời điểm bắt đầu mối quan hệ, nữ sinh này chỉ là trẻ vị thành niên.

Ngoại tình xảy ra giữa hai nhân viên của cùng một công ty là một vấn đề khác với "ngoại tình thông thường", bởi vì nhiều tập đoàn đã nêu rõ trong nội quy rằng "nghiêm cấm mọi hành vi làm rối loạn hoặc có thể làm rối loạn trật tự hoặc đạo đức nội bộ," nếu vi phạm phải chịu hình thức kỷ luật.

Tòa án quận Asahikawa phán quyết vào ngày 27 tháng 12 năm 1989, trong một vụ án liên quan đến một người phụ nữ bị sa thải vì ngoại tình với một nhân viên nam, người đã kết hôn và có con. Lưu ý rằng người đàn ông đã có vợ không bị sa thải, chỉ có người phụ nữ độc thân lún vào mối quan hệ thể xác với anh ta mới bị sa thải. Trên thực tế, công ty đã yêu cầu người đàn ông thuyết phục cô từ chức. Tuy nhiên không thành, quản lý đã cố gắng thuyết phục cô nghỉ việc, và rồi lại không thành, họ đã quyết định đưa cho cô tờ giấy hồng (giấy đuổi việc), và chẳng có tờ giấy màu nào được gửi đến anh chàng kia cả, mặc dù chính anh ta mới là người phá vỡ lời thề hôn nhân.

Cô đã kiện công ty, Shigeki Kosetsubi, để được đi làm lại. Tòa án phán quyết rằng ngoại tình là, "ngoại trừ trong những trường hợp đặc biệt, hành vi đồi bại cũng là bất hợp pháp đối với người vợ." Tuy nhiên, bản án đã lưu ý rằng quy tắc "cấm hành vi gây rối trật tự hoặc đạo đức nội bộ" có thể được sử dụng làm căn cứ để xử lý kỷ luật khi nó thực sự gây rối và có thể chứng mình được. Nói cách khác, ngoại tình có thể có hoặc không làm xáo trộn trật tự và đạo đức nội bộ; trong trường hợp này, nó không. Tòa án quyết cô được trở lại làm việc và được trả lương.

Ở Nhật Bản, ngoại tình có thể khiến bạn vừa mất vợ.... vừa mất việc - Ảnh 1.

Ngoại tình bị coi là "gây rối loạn trật tự và đạo đức nội bộ", khi người vợ/chồng của người ấy phải liên tục ghé công ty. Hoặc có thể là khi danh tiếng của công ty hoặc các tài sản vô hình khác bị tổn hại. Những chi tiết và thiệt hại cụ thể như vậy phải được chứng minh thì cấp trên mới được xếp nó vào vi phạm nội quy công ty.

Rất hiếm khi một nhân viên bị kỷ luật vì phạm tội ngoại tình với một người không làm việc tại công ty. Nhưng một trường hợp hiếm hoi như vậy đã được xử lý bởi Tòa án quận Osaka. Một giáo sư thường trực tại Đại học Osaka Jogakuin đã bị sa thải vì có thai ngoài ý muốn. Một người đàn ông đã có vợ là cha đứa bé.

Có thai ngoài ý muốn là "một điều không nên đối với tư cách là một giáo sư vì nó có tác động xấu đến học sinh liên quan đến chính sách giáo dục (của trường)". "Không thể bào chữa rằng đây là vấn đề riêng tư, do đó, sa thải là điều đương nhiên." Những tác động bất lợi cho sinh viên là gì? Tòa án giải thích rằng giáo viên đã vi phạm đạo đức giáo dục và làm giảm đáng kể phẩm giá của trường.

Một trong những trường hợp sa thải nổi tiếng nhất do ngoại tình liên quan đến một tài xế xe buýt du lịch 40 tuổi đã kết hôn và có con, người này đã tìm cách dụ dỗ một hướng dẫn viên du lịch xe buýt 18 tuổi mới được thuê vào làm việc. Công ty KM Tourism đã sa thải anh ta dựa trên điều cấm được quy định rõ ràng đối với các tài xế "không được tiếp xúc gần gũi với hướng dẫn viên." Anh ta đã kiện để được tiếp tục làm việc.

Tòa án quận Tokyo phán quyết vào ngày 27 tháng 5 năm 1988, rằng việc sa thải là hợp lệ vì anh đã kết hôn. Vì lý do không rõ, người đàn ông đã không kháng cáo phán quyết. Nhưng anh ta đã kiện trong cùng một tòa án lần thứ hai, tuyên bố bản án đầu tiên là vô hiệu, lý do lần này là vì những thiệt hại. Tòa án quận Tokyo một lần nữa phán quyết rằng việc sa thải là hợp lệ, do đó không có thiệt hại nào cả.

Sau đó, người đàn ông đã kháng cáo quyết định thứ hai lên Tòa án tối cao Tokyo. Vào ngày 28 tháng 2 năm 1995, tòa án đã trao cho anh ta 7 triệu yên tiền bồi thường cho nỗi đau và sự đau khổ của anh ta - một số tiền quá lớn đối với Nhật Bản. Tòa án đã không thể chấp nhận yêu cầu phục hồi của anh, vì bản án năm 1988 vẫn có hiệu lực. Nhưng tòa đã nói rằng anh ta đã phải chịu một sự sỉ nhục công khai khi bị sa thải vì tội ngoại tình. Và anh ta đã bị ảnh hưởng về tài chính, thậm chí buộc phải vay mượn từ một người bạn để trả tiền thế chấp.

Mặc dù phải mất 8 năm, người đàn ông cuối cùng đã được minh oan, ít nhất là sự công nhận của các tòa án.

Trong trường hợp của tài xế xe buýt, hai quy trình tòa án khác nhau tạo ra kết quả trái ngược nhau - một dấu hiệu khác cho thấy tính trừu tượng và chủ quan trong đạo đức và các chuẩn mực xã hội là như thế nào.

Khái niệm về chuẩn mực xã hội này - shakai tsūnen - là một yếu tố quan trọng của luật pháp Nhật Bản, đặc biệt là luật lao động. Thật khó để xác định các chuẩn mực xã hội trong các tình huống cụ thể. Các thẩm phán buộc phải đưa ra quyết định chủ quan và cá nhân, mặc dù các luật sư không muốn như vậy, nhưng đó là biện pháp an toàn.

"Shakai tsūnen là một cụm từ rất tiện lợi, nó có thể được diễn giải theo vô số cách" Luật sư Shoichi Ibuski tiết lộ. "Tôi muốn các thẩm phán ngừng sử dụng cụm từ này nhằm áp đặt niềm tin cá nhân của mình lên xã hội. Thay vào đó, họ nên xem xét các giá trị chung của nơi làm việc thực tế."

Mai Lâm

Cùng chuyên mục
XEM