Ở Hawaii, Aloha không chỉ là lời chào hỏi thông thường mà còn là một đạo luật

19/05/2018 09:23 AM | Xã hội

Hawaii hiện chào đón gần 9 triệu du khách mỗi năm, và ‘Aloha’ là một từ mà hầu hết những khách du lịch sẽ nghe thấy trong thời gian họ ở trên các hòn đảo ở Hawaii. Từ này được sử dụng thời cho lời chào và tạm biệt, nhưng ý nghĩa của nó thì nhiều hơn thế. Nó cũng đại diện cho tinh thần của các hòn đảo – con người và vùng đất – và yếu tố làm cho địa điểm này trở nên độc đáo.

‘Aloha’ là một khái niệm pháp lý xuất phát từ sự cần thiết người Hawaii cần để sống trong hòa bình và hợp tác cùng với nhau, hòa hợp với đất đai và niềm tin tâm linh của họ.

Định nghĩa của Aloha

Ở Hawaii, Aloha không chỉ là lời chào hỏi thông thường mà còn là một đạo luật - Ảnh 1.

 Theo Davianna Pōmaikaʻi McGregor, nhà sử học Hawaii và thanh viên sáng lập của Khoa Nghiên cứu dân tộc học tại trường Đại học Hawaii, ‘Alo’ nghĩa là ‘mặt đối mặt’ và nghĩa của Ha là ‘hơi thở cuộc sống’. McGregor cũng lưu ý rằng có một cách giải thích ít theo nghĩa đen hơn, nhưng cũng không kém phần hợp lý.

Một cách giải thích đặc biệt đáng nhớ được chia sẻ bởi một trưởng lão được kinh trọng người Maui, Pilahi Paki, tại hội nghị năm 1970, Hawaii, nơi mọi người tập trung để thảo luận về quá khứ, hiện tại và tương lai của Hawaii. 

Paki đã đứng lên đưa ra một bài phát biểu đầy cảm xúc về Tinh thần Aloha. Nói một cách khác, đó nét văn hóa và tinh thần độc đáo của Hawaii - đoàn kết hơn là chia rẽ. Trong bài phát biểu của mình, bà đã mô tả cách mọi người nên đối xử với nhau theo tinh thần Aloha là như thế nào. Và nó đã trở thành cơ sở cho Đạo luật Tinh thần Aloha của Hawaii:

“Akahai, nghĩa là lòng tốt được thể hiện với sự dịu dàng;

Lōkahi, nghĩa là sự hợp nhất, được thể hiện với sự hòa hợp;

ʻOluʻolu, nghĩa là sự tán đồng, được thể hiện với sự dễ chịu;

Haʻahaʻa, nghĩa là sự khiêm nhường, được thể hiện với sự nhã nhặn

Ahonui, nghĩa là sự kiên nhẫn, được thể hiện với sự bền bỉ.”

Dù Đạo luật Tinh thần Aloha chưa được chính thức hóa cho đến năm 1986, nhưng nguồn gốc của đạo luật này đã ăn sâu vào văn hóa bản xứ Hawaii. Theo McGregor, Aloha là một khái niệm xuất phát từ sự cần thiết người Hawaii cần để sống trong hòa bình và hợp tác cùng với nhau, hòa hợp với đất đai và niềm tin tâm linh của họ.

Lý do dẫn tới Tinh thần Aloha

Ở Hawaii, Aloha không chỉ là lời chào hỏi thông thường mà còn là một đạo luật - Ảnh 2.

 Hawaii là trung tâm dân cư bị cô lập nhất trên thế giới, cách bờ biển California khoảng 2400 dặm; cách Nhật Bản hơn 4000 dặm. Các đảo nhỏ tới mức hầu hết mọi người có thể lái xe xung quanh chúng trong vòng một ngày. Thêm vào đó, cho tới thời điểm hiện tại, không có cây cầu nào giữa các đảo, và du lịch liên đảo cũng vẫn là một thách thức. Do không có nơi nào để đi, lựa chọn duy nhất là người dân cần phải hòa thuận với nhau.

Theo McGregor, bị cô lập về mặt địa lý, tổ tiên của người Hawaii cần phải đối xử với nhau và với đất đai vốn có nguồn lực hạn chế với thái độ tôn trọng.

Giống như bất kỳ nơi nào khác, Hawaii cũng có vấn đề liên quan đến các cá nhân lạm dụng quyền lực. Nhưng có bằng chứng cho thấy nếu một người đứng đầu không làm theo Tinh thần Aloha, người Hawaii yêu hòa bình sẽ tìm cách để loại bỏ họ.

Đạo luật Tinh thần Aloha trong thực tiễn

Ở Hawaii, Aloha không chỉ là lời chào hỏi thông thường mà còn là một đạo luật - Ảnh 3.

 Theo Văn phòng Công tố viên tiểu bang Hawaii, đạo luật này chủ yếu mang tính biểu tượng, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không có tác động gì – đặc biết là khi các nhà lãnh đạo chính trị hoặc những doanh nhân vượt qua giới hạn đạo đức.

Dana Viola, phó bộ trưởng tư pháp bang Hawaii, cho biết: “Luật này hầu như không thể thực thi được vì nó là một triết lý quy định quy tắc ứng xử và cách sống. Tuy nhiên…tất cả các công dân và quan chức chính phủ của Hawaii có nghĩa vụ tự mình thực hiện theo quy định của đạo luật này.”

Nếu một doanh nghiệp hoặc một quan chức chính phủ không làm theo Tinh thần Aloha, họ có thể mất công việc kinh doanh hoặc bị trừng phạt công khai. Do đó, hậu quả là có thật.

Nhưng Wendell Kekailoa Perry, trợ giảng tại trường  Hawai'inuiakea về kiến thức Hawaii và là người đã nghiên cứu sâu về đạo luật Tinh thần Aloha, cho biết đạo luật này và sự ủng hộ dành cho nó không phải lúc nào cũng tích cực.

Theo Perry, Tinh thần Aloha được dùng để tranh luận rằng mọi người ở Hawaii đều có thể “cảm nhận” và chấp nhận tình yêu dành cho nhân loại và nó không phân biệt chủng tộc, sự khác biệt và coi trọng cảm giác hòa hợp, hữu nghị hoặc ‘bình đẳng’. Đó là một vấn đề vì nó bỏ qua sự phức tạp của cuộc sống và xã hội ngày nay.

Ngoài ra, cũng theo Perry, vào một ngày tốt lành, Tinh thần Aloha có thể ủng hộ những quyền của người Hawaii. Nhưng vào một ngày tồi tệ, tinh thần “dĩ hòa vi quý” của đạo luật này lại được sử dụng để làm im lặng người Hawaii bản địa đang phản đối sự bất công ở các hòn đảo.  

K Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM