Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính

12/08/2019 08:03 AM | Sống

Đó là chia sẻ của cô Phạm Thị Minh An (Hiệu trưởng Trường phổ thông liên cấp Olympia) trong cuộc phỏng vấn với chúng tôi về việc giáo dục học sinh trong việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Lá thư đề xuất không thả bóng bay trong lễ khai giảng năm học của Nguyễn Nguyệt Linh, học sinh chuẩn bị bước vào lớp 6 Trường Marie Curie (Hà Nội), gửi thầy hiệu trưởng đã làm lay động trái tim nhiều người trong hơn một ngày qua. Ngay sau khi nhận được bức thư của Linh, nhiều trường học tại Hà Nội, nhiều trường học khác ở TP.HCM cũng lên tiếng ủng hộ lời đề nghị văn minh này của cô bé lớp 5.

Đặc biệt trong số đó, Trường Phổ thông Liên cấp Olympia cũng chia sẻ trên các trang phương tiện truyền thông của trường mình rằng, nhà trường đã dừng mọi hoạt động thả bóng bay trong dịp lễ khai giảng và các lễ hội của nhà trường vì tốn kém không cần thiết. Đồng thời, như bé Nguyệt Linh chia sẻ, một phần gây ảnh hưởng tới môi trường.

Cuộc trò chuyện với cô Phạm Thị Minh An (Hiệu trưởng nhà trường) đã giúp chúng tôi có cái nhìn rõ hơn về cách mà nhà trường giáo dục các học trò của mình trong công cuộc bảo vệ môi trường.

Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 1.

Cô Phạm Thị Minh An - Hiệu trường Trường Phổ thông Liên cấp Olympia.

Được biết nhà Trường Phổ thông liên cấp Olympia hiện tại không thả bóng bay trong ngày lễ khai giảng, cô có thể cho biết vì sao Olympia lại có quyết định như vậy không?

Phát triển bền vững và bảo vệ môi trường luôn là trăn trở của trường Olympia. Là một trường học, nhà trường đặt mục tiêu phát triển bền vững là tầm nhìn, cũng như xem đâu là động lực giúp nhà trường tiên phong trong công cuộc đổi mới này. Ngay từ những năm học 2014-2015, nhà trường đã đưa nội dung phát triển bền vững gồm 17 mục tiêu của LHQ vào mục tiêu chiến lược phát triển.

Cũng từ đó, nhà trường đã không sử dụng bóng bay trong dịp lễ khai giảng, cũng như các dịp lễ hội khác vì Olympia nhận thấy rằng việc sử dụng những quả bóng bay đã có phần trực tiếp và cả gián tiếp thải rác ra môi trường. Thay vì sử dụng bóng bay - cái được xem là ước mơ của nhiều học trò lên bầu trời, thì nhà trường đã cho học sinh ghi ước mơ của mình lên các mẫu giấu nhỏ, và chúng tôi sẽ giúp các em gắn lên bảng vàng để các em có thể nhìn thấy và lấy đó làm động lực học tập trong suốt mỗi năm học.

Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 2.

Bên cạnh việc không thả bóng bay, được biết trường Olympia có một việc làm khá hay đó là phân loại rác thải ngay trong trường học. Để làm được điều này, nhà trường đã làm gì?

Vấn đề phân loại rác không mới, nhưng để làm được triệt để không phải điều đơn giản. Trước hết chúng tôi đã đặt các thùng rác ở các góc sân trường và trong nhà ăn với thiết kế hình ảnh đẹp và chỉ dẫn rõ ràng. Thùng rác trong nhà ăn luôn được chia rõ làm 3 phần: Rác thức ăn hữu cơ, giấy, các sản phẩm vỏ hộp tái chế. Việc tuyên truyền, thực hiện các chiến dịch về vấn đề nhựa, môi trường, sống xanh cũng được thực hiện thường xuyên.

Ngoài ra, các thầy cô và nhân viên nhà trường cũng luôn hướng dẫn và nhắc nhở các em học sinh thực hiện. Việc đảm bảo một không gian trường học xanh sạch cũng là điều cực kỳ quan trọng – khi học sinh nhìn thấy nhà trường sạch sẽ, các thầy cô duy trì ý thức bảo vệ môi trường thì học sinh sẽ tuân thủ theo.

Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 3.

Phương châm của nhà trường trong việc bảo vệ môi trường cụ thể như thế nào?

Mỗi một năm học nhà trường đều có một mục tiêu gắn với nền giáo dục vì sự phát triển bền vững, có năm nhà trường đã lấy mục tiêu số 17 của LHQ là "Partner-ship for the go" để làm mục tiêu năm học để đẩy mạnh sự hợp tác giữa các học sinh với nhau. Cũng có năm các bạn thực hiện chủ đề "Kết nối những ước mơ" để các bạn học sinh thông qua những hành động cụ thể của mình để giúp những người đồng trang lứa ở vùng sâu vùng xa có điều kiện tốt hơn.

Và năm học này nhà trường chủ trương thực hiện chủ đề "Go green, go clean, go fit" với các nhiệm vụ trọng tâm là phát triển toàn diện cho học sinh cả về thể chất lẫn tinh thần, đồng thời qua đó giúp các em và cả các bậc phụ huynh ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường và xây dựng một lối sống xanh.

Nhà trường có tổ chức hội thảo kết hợp với WWF nhằm tao ra một môi trường làm việc xanh. Nhà trường cũng kiên quyết không sử dụng túi nylon, sử dụng chai nhựa hay các ống hút dùng một lần, học sinh cũng biết phân loại rác khi các bạn ăn xong. Cũng thông qua những bài học được truyền tải, các bạn học sinh cũng trở thành những nhà tuyên truyền viên cho các khu vực dân cư xung quanh trường nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường.

Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 4.

Nhà trường đã làm gì để khiến thông điệp bảo vệ môi trường được học sinh tiếp nhận dễ dàng hơn?

Trong các hoạt động giáo dục, các bài học về bảo vệ môi trường luôn được lồng ghép vào chương trình học tập để mỗi học sinh hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường để hành động của các em không chỉ diễn ra trong lớp học, ở trường mà ở bất cứ mọi nơi, chính các em khi ấy sẽ là những đại sứ lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường đến cộng đồng.

Ở trường, chúng tôi có câu lạc bộ làm vườn cho học sinh tiểu học và THCS. Olympia luôn tự hào vì có quang cảnh sân vườn xanh mát, các học sinh được trực tiếp trồng cây, học cách ủ phân, thậm chí là chăm sóc giun. Những câu chuyện làm vườn không xa lạ mà gần gũi, các bạn học trồng những loại cây quen thuộc như cà chua, dưa chuột, rau sống hay những loại hoa như hướng dương, mười giờ. Học sinh luôn được dặn dò tinh thần "Không dấu vết" – không bỏ lại rác thải hay bất cứ đồ gì khi đi dã ngoại, luôn mang theo chai nước của mình, không sử dụng cốc nhựa trong trường mà thay vào bằng cốc thủy tinh, cốc inox…

Ở những tầm vĩ mô hơn, các sự kiện của nhà trường đều được lồng ghép thông điệp sống xanh, bảo vệ môi trường như sự kiện đi bộ WALKATHON với thông điệp "giảm chai nhựa lựa sống xanh" hay STEAM Fair – ngày hội khoa học, với các hoạt động hướng tới môi trường như triển lãm mỹ thuật từ rác thải, không gian "hành tinh nhựa", cuộc thi thiết kế vì môi trường của học sinh.

Tổ chức và tạo điều kiện cho học sinh tham gia nghiên cứu khoa học về các vấn đề môi trường. Đã có rất nhiều các nghiên cứu khoa học của học sinh được đánh giá cao như: Tiết kiệm năng lượng với đề tài "Hiệu quả kháng nhiệt của màng chắn tia hồng ngoại"; Nghiên cứu khoa học chế tạo pin mặt trời lai vô cơ hữu cơ cấu trúc perovskite; chế tạo hạt nano Fe3O4 và nghiên cứu ứng dụng xử lí kim loại nặng trong nước; Hiện trạng chất lượng môi trường nước vùng rừng ngập mặn Xuân Thủy và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường vùng rừng ngập mặn; Máy lọc không khí, cứu sống những dòng sông chết…

Để tạo cơ hội mở rộng kiến thức, giao lưu và hợp tác về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, Nhà trường cũng phối hợp với nhiều tổ chức trong nước và quốc tế về bảo vệ môi trường trong nhiều nội dung học tập và triển lãm.

Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 5.
Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 6.
Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 7.
Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 8.

Không gian xanh của nhà trường.

Với những dự án, NCKH hay có thể áp dụng vào thực tiễn trong bảo vệ môi trường, nhà trường đã làm gì để giúp các em hiện thực hóa các ý tưởng? Có những dự án nào mà nhà trường đã và đang áp dụng ngay trong trường học?

Không chỉ là ý tưởng về bảo vệ môi trường mà tất cả các ý tưởng của học sinh đều được lắng nghe và ghi nhận. Với những ý tưởng hay và độc đáo chúng tôi sẽ cùng với học sinh thảo luận để đưa ra được những phương án thực hiện tối ưu, nếu phù hợp với môi trường giáo dục tại Olympia, chúng tôi sẵn sàng tạo điều kiện cho các em thực hiện.

Nổi bật nhất trong các dự án đã được triển khai là hoạt động làm gạch sinh thái ecobrick – nhồi rác thải nhựa vào chai lớn tạo thành những "viên gạch" chắc bền, chịu được lực. Các bạn đã làm được 1 chiếc ghế "tình bạn" từ gạch Ecobrick. Hoạt động làm Ecobrick đã được triển khai ở nhiều nước trên thế giới, dù ở Việt Nam còn rất ít nơi áp dụng. Các bạn học sinh đã mất khoảng nửa năm để cùng các giáo viên hoàn thành dự án của mình.

Ngoài ra còn mộ số ý tưởng mang tầm vĩ mô hơn như những nghiên cứu khoa học Tiết kiệm năng lượng với đề tài "Hiệu quả kháng nhiệt của màng chắn tia hồng ngoại" của bạn Lê Đình Khánh Linh và Nguyễn Hảo Anh (Khối 10); Nghiên cứu khoa học chế tạo pin mặt trời lai vô cơ hữu cơ cấu trúc perovskite của Nguyễn Tử Mạnh và Phạm Thanh Phương (khối 11); chế tạo hạt nano Fe3O4 và nghiên cứu ứng dụng xử lí kim loại nặng trong nước của Trần Lê Gia Bách và Phạm Ân Quang (khối 9); Hiện trạng chất lượng môi trường nước vùng rừng ngập mặn Xuân Thủy và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường vùng rừng ngập mặn của Bùi Đức Quang (khối 10)… được nhà trường giới thiệu đến các đơn vị nghiên cứu khoa học uy tín như: Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Sư phạm, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Hợp chất thiên nhiên… để cùng các em nghiên cứu và hiện thực hóa ý tưởng đó.

Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 9.
Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 10.
Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 11.
Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 12.
Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 13.

Những tác phẩm tái chế của các cô cậu học trò.

Theo chia sẻ cô của hiệu trưởng, nhà trường chưa bao giờ chú trọng vào việc khen thưởng thế sau những việc làm, hành động thiết thực của học sinh, Olympia đã làm gì để tiếp thêm động lực cho các bạn học sinh?

Ở Olympia, không chỉ những bạn có thành tích về học tập mới được khen thưởng và ghi nhận mà tất cả các hành động tốt của học sinh đều được chúng tôi vinh danh đơn giản chỉ là biết giúp bạn dọn đồ ăn, biết giữ âm lượng phù hợp trong lớp học và ở khu vực công cộng, nhắc các bạn đi uống nước, thực hiện các hành vi tích cực ngoài hành lang, trong các giờ học, hay đơn giản chỉ là có ý thức học tập tốt hơn ở môn học.

Thay vì khen thưởng, chúng tôi chỉ cho học sinh thấy tác động tích cực của việc mà học sinh đã làm. Nền tảng của động lực là nhìn ra được ý nghĩa tích cực của việc mình làm, không phải món quà vật chất. Ví dụ như khi các em trồng cây thành công, chúng tôi chỉ cho các em thấy nó sẽ mang lại giá trị như nào cho chính các em. Nếu mỗi ngày không thải ra 1 chai nhựa, 1 bãi rác nhỏ với 365 chiếc chai nhựa có thể sẽ không thành hình sau 1 năm.

Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 14.

Ngoài việc tác động đến với các bạn học sinh, trường Olympia đã làm để truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến với các bậc phụ huynh, kết quả của việc làm này như thế nào?

Tất cả các hoạt động giáo dục của nhà trường là luôn có sự đồng hành và ủng hộ từ phụ huynh, chính vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường cũng được nhà trường tuyên truyền đến với phụ huynh trong những buổi họp, trong sự kiện, trong những giờ nói chuyện riêng và được hiện thực hóa bằng hành động cụ thể: Đó có thể là cùng học sinh mang theo bình nước cá nhân và hạn chế sử dụng đồ nhựa ở nhà, dùng đồ tái chế thành đồ chơi, đồ dùng học tập theo sự hướng dẫn của các thầy cô; đó có thể là cùng tham gia các sự kiện về bảo vệ môi trường như: Walkathon, STEAM Fair…

Nhà trường cũng có một số học sinh tham gia Trại hè Công dân xanh do GreenID Việt Nam và EU hỗ trợ, qua đó các em đã củng cố, thực hành lối sống thân thiện thiên nhiên, bền vững đến gia đình và bạn bè mình trong cuộc sống hàng ngày.

Cũng liên quan đến vụ việc này, có một bạn học sinh đã gửi đề nghị này đến cô giáo nhưng trái với em Linh, cô bạn này lại bị từ chối, và thậm chí giáo viên này còn cho biết rằng: "Một ý kiến của em không thể thay đổi cả tập thể", cô nghĩ sao về câu chuyện này?

Đọc đến câu chuyện này, tôi hoàn toàn có thể chia sẻ tâm tư của cô giáo đó, bởi vì có thể đã có rất nhiều ý kiến đưa lên nhưng không được lắng nghe, không được cùng giải quyết. Chúng ta phải có một môi trường an toàn cởi mở, thì mới dám lên tiếng còn nếu liên tiếng mà không cảm thấy an toàn thì không ai dám lên tiếng.

Để có văn hóa mọi người đều được lắng nghe, thì đầu tiên bản thân nhà trường phải có cái văn hóa đấy. Cái gọi là tiếng nói học sinh ở Việt Nam người ta hay nghĩ đến cái hòm thư góp ý ở đó học sinh sẽ đóng góp ý kiến nếu nhà trường thấy hợp lý thì sẽ triển khai, còn riêng ở Olympia nhà trường có một chương trình "Học sinh hỏi - Nhà trường trả lời".

Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 15.

Khi tạo ra một môi trường dân chủ và học sinh dám nói lên tiếng nói của mình thì chúng ta sẽ nghe được những ý kiến hay sáng kiến tốt, và tất nhiên không phải ngay lập tức nhà trường có thể đáp ứng được nhu cầu đó. Nhưng ở thời đại này, khi có một môi trường giáo dục mà học sinh đã dám lên tiếng thì trường học đó đã thành công hay nói cách khác ở thời đại này, nếu học sinh không dám lên tiếng, coi như cách giáo dục của trường đó đã thất bại.

Việc học sinh nảy ra ý tưởng nhưng bị chính thầy cô - những người mang trọng trách tìm kiếm những tài năng cho đất nước gạt bỏ, nói lên điều gì trong cách giáo dục cũ của chúng ta?

Hầu như văn hóa phương Đông đã ngấm vào và ăn sâu vào văn hóa của người Việt, chúng ta không thể thay đổi một sớm một chiều được. Và việc này cũng không thể thay đổi từ nhà trường được, bản thân gia đình bố mẹ có lắng nghe không, có được nói lên tiếng nói của mình không, đấy là vấn đề cần quan tâm trước. Tất nhiên, vai trò của trường học rất lớn khi tạo ra một môi trường an toàn cho học sinh, để các em dám lên tiếng.

Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 16.
Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 17.
Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 18.
Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 19.

Những hoạt động xanh của học sinh nhà trường. Ảnh: NTCC.

Trong tương lai, bên cạnh việc tiếp tục duy trì những dự án đang có, Olympia có thêm dự định trong việc bảo vệ môi trường không?

Trong năm học này, chúng tôi lựa chọn chủ đề "Go green, Go clean, Go fit" với mong muốn các thành viên Olympia cùng hành động để có một môi trường xanh, sạch và cơ thể khỏe mạnh. Phát huy những gì đã đạt được, chúng tôi sẽ đưa các sáng kiến sống xanh thành hệ thống hơn, đi vào đời sống của học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên và phụ huynh một cách đồng bộ, sâu sắc, thường xuyên và hiệu quả hơn nữa thông qua xây dựng Trường học xanh (với sự đồng hành của GreenID Việt Nam và EU) và Văn phòng xanh (với hỗ trợ kỹ thuật từ AIT Việt Nam). Đồng thời, chúng tôi cũng sẽ kết nối với cộng đồng, mạng lưới các trường học trong các hoạt động của mình để lan tỏa mạnh mẽ hơn các nỗ lực này.

Chúng tôi không chỉ tập trung thay đổi hành vi của học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên, mà sẽ thiết lập hệ thống quản lý trong tiêu dùng điện, nước, giấy, thiết bị văn phòng, quản lý rác thải, đi lại đến trường, công tác, đi du lịch, hướng đến xây dựng phong cách sống bền vững cho mọi người, đặc biệt là giới trẻ, để các em trở thành những nhân tố tích cực, lan tỏa lối sống xanh này đến gia đình, trong trường học và tới cộng đồng.

Ở Hà Nội có một ngôi trường đã nhiều năm không thả bóng bay ngày khai giảng, bảo vệ môi trường là phương châm giáo dục chính - Ảnh 20.

Năm học này nhà trường chủ trương thực hiện chủ đề "Go green, go clean, go fit" với các nhiệm vụ trong tâm là phát triển toàn diện cho học sinh cả về thể chất lẫn tinh thần.

Các hoạt động truyền thông sẽ đến với mọi người qua các kênh video, online .., hình thức truyền thông thân thiện thiên nhiên, các buổi họp toàn trường, bản tin học sinh, các thử thách đối với HS và nội bộ CB, GVNV. Chúng tôi cũng tạo cộng đồng học sinh CLB yêu thích và lan tỏa về lối sống bền vững qua các Sống xanh (Tiểu học), CLB Green and Fit (THCS), CLB Làm vườn, CLB STEAM…

Nhà trường tiếp tục phối hợp với WWF Việt Nam thực hiện sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa với các trường bạn qua kế hoạch hành động của nhà trường và sáng kiến giao lưu với các trường bạn qua các buổi xem phim chung, giao lưu và liên hoan phim.

Xin cám ơn cô!


Theo Công Hiếu, ảnh Quang Huy

Cùng chuyên mục
XEM