Ở đất nước này, khi đồ dùng bị hỏng, Chính phủ sẽ trả tiền cho bạn nếu bạn mang đi sửa thay vì mua đồ mới

08/11/2016 14:09 PM | Xã hội

Với chính sách thuế mới, chính phủ Thụy Điển kỳ vọng nó sẽ không chỉ tạo ra một thói quen tiêu dùng mới cho người dân mà còn giúp bảo vệ môi trường và giảm tỷ lệ thất nghiệp

Để ngăn chặn văn hóa “hỏng là bỏ đi rồi mua cái mới” của người dân, chính phủ Thụy Điển đã công bố một chính sách giảm thuế mới.

Thuế sẽ được giảm khi người dân mang các hàng hóa như quần áo, xe đạp, tủ lạnh, máy giặt… đi sửa chữa. Nói cách khác, khi bị hỏng đồ dùng thường ngày, người Thụy Điển có 2 lựa chọn, hoặc đi mua đồ mới, hoặc mang đồ đi sửa chữa và được chính phủ cho tiền sửa.

Với sửa xe đạp và quấn áo, thuế tính trên số tiền sửa sẽ được giảm từ 25% xuống 12%. Đối với các mặt hàng “trắng” (hàng tiêu dùng lâu bền như tivi, tủ lạnh, máy tính…), người đi sửa còn thể được hoàn thuế 100%.

Kế hoạch này dự kiến sẽ tiêu tốn chính phủ Thụy Điển số tiền 54 triệu USD hoàn thuế, lớn hơn rất nhiều tiền thu từ thuế của chính phủ ở các mặt hàng tiêu dùng lâu bền.

Tuy nhiên, điều này có lẽ không là vấn đề với đất nước này Bắc Âu này, bởi lẽ nền kinh tế Thụy Điển đang tăng trưởng mạnh mẽ và họ đang có tới 800 triệu USD dư thừa trong ngân sách.

Chính phủ Thụy Điển kỳ vọng rằng với chính sách này, thói quen của người dân về việc mua đồ sẽ thay đổi. Họ sẽ có xu hướng mua nhiều hơn những những mặt hàng chất lượng cao, rồi mang nó đi sửa nếu hỏng và sẽ được hoàn tiền thuế, hơn là mua những thứ rẻ mặt nhanh hỏng và khi hỏng thì ngay lập tức đi mua đồ mới.

Những thay đổi này tuy nhỏ nhưng chính phủ ở đây tin rằng điều này có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong hành vi của người dân.

Một ví dụ trước đây về “thay đổi nhỏ mà tạo bước chuyển lớn” là khi chính phủ nước này là thiết lập một mức phí đường bộ nhỏ rất khoảng 10 – 20 krone (khoảng 1-2 USD). Loại thuế ra đời với lý luận rằng nếu bạn đi ngoài đường nghĩa là nguy cơ ùn tắc sẽ tăng lên, vì thế bạn phải nộp tiền. Ngay lập tức, tình trạng ùn đã giảm đáng kể.

Theo Bộ trưởng Tài chính Thụy Điển, ông Per Bolund, chính sách mới này về thuế của chính phủ kỳ vọng sẽ là “một mũi tên trúng 2 đích”.

Đích nhắm đầu tiên là đến việc bảo vệ môi trường.

Người dân, do thuế sửa chữa giảm, chắc chắn sẽ giảm việc đi mua những đồ dùng mới. Về lâu dài, các hãng sản xuất sẽ phải sản xuất ít đi, từ đó ảnh hưởng đến môi trường cũng sẽ giảm tương ứng.

Đối với với các hàng hóa sử dụng nhiều chất hóa học, chính phủ sẽ tăng thuế.

Đây sẽ là động lực để các nhà sản xuất giảm bớt những chất độc hại trong quá trình làm ra sản phẩm, bởi lẽ số tiền tăng thuế họ phải chịu sẽ ít hơn. Nên nhớ rằng, các chất hóa học khi sản xuất chính là tác nhân hàng đầu gây ra hiệu ứng khí nhà kính.

Đích nhắm thứ hai là tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, phát triển thị trường lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Giờ đây, máy móc đã hoàn toàn thay thế con người trong quá trình sản xuất ở Thụy Điển, tuy nhiên khi những hàng hóa hỏng và cần sửa chữa, con người vẫn phải đụng tay vào phần lớn.

Đồng thời, chính phủ Thụy Điển cũng nhận ra rằng các công việc sửa chữa này chỉ yêu cầu những người lao động có trình độ tay nghề mà không cần trình độ học vấn cao.

Kết hợp những thứ này với nhau, Thụy Điển đã có một lời giải rất “sáng” cho bài toán thất nghiệp.

Người dân sẽ mang đồ đi sửa nhiều hơn và chắc chắn họ sẽ thích chỉ đi bộ vài chục mét là gặp cơ sửa sửa chữa rồi hơn đi tàu điện vài trăm km lên thành phố chỉ để sửa những đồ cỏn con.

Hiện nay ở Thụy Điển, các nhà máy sửa chữa quy mô mới chỉ tập trung ở những thành phố lớn. Vì thế, cơ hội cho các cơ sở sửa chửa nhỏ lẻ ở các thành phố nhỏ, thị trấn, cũng như cho những người thất nghiệp là rất lớn.

Chính phủ Thụy Điển muốn các cơ sở sửa chữa nhỏ lẻ sẽ dần phổ biến khắp nơi trên đất nước này. Điều này yêu cần một lực lượng lao động không nhỏ làm việc trong đó.

Cho đến cuối cùng, thị trường lao động sẽ được lợi và tỷ lệ thất nghiệp ắt sẽ giảm.

Sau khi chính sách mới được ban hành, Bộ trưởng Tài chính Per Bolund trả lời trên trang tin của Diễn đàn kinh tế thế giới:

“Trước đây, chúng tôi đã rất thành công trong việc cắt giảm khí nhà kính, lên đến 25% vào những năm 1990. Nhưng sau đó, chúng tôi nhận ra rằng chính việc tiêu dùng, mua hàng hóa của người dân đang ảnh hưởng đến môi trường theo hướng tiêu cực. Thụy Điển muốn trở thành đất nước dẫn dắt cả thế giới về phát triển bền vững, vì thế chúng tôi cần hành động. Mục tiêu say này của chúng tôi không phải khiến cho người ta sản xuất ít đi hay tiêu dùng bớt đi, mà là cả người bán và người mua đều sản xuất và mua những hàng hóa thân thiện với môi trường”.

Với chính sách này, một lần nữa chính phủ Thụy Điển đã thể hiện sự tài tình trong việc sử dụng các “cú hích kinh tế” (nudges – một khái niệm trong kinh tế hành vi). Trước đây, nước này đã từng rất thành công với chính sách về lương hưu của mình.

Vượng Lê

Cùng chuyên mục
XEM