Ở chốn công sở, tâm phải vững như bàn thạch – Biết những điều này sớm, vừa tránh được thị phi, vừa được lòng mọi người

04/04/2023 12:20 PM | Sống

Nếu bạn không biết những điều này sớm, bạn sẽ thấy "khó ở" nơi công sở.

Không thể phủ nhận rằng môi trường có tác động rất lớn đến con người, trong đó có những tác động tích cực và tiêu cực. Ở chốn công sở cũng vậy, nếu bạn không giữ vững lập trường, luôn bị lung lay bởi lời nói, hành động của người khác sẽ rất dễ bị huỷ hoại. Dần dần, bạn đánh mất chính mình lúc nào không hay.

Dưới đây là một số tình huống mà hầu hết chúng ta từng gặp phải ở môi trường làm việc.

1. Bị sự tiến bộ của người khác ảnh hưởng tâm lý

Thừa nhận người khác giỏi hơn mình là điều không dễ, nhất là khi đó là đồng nghiệp từng kề vai sát cánh bên mình.

Lúc này, trong bạn sẽ nảy sinh tâm lý: "Thực ra anh ấy/cô ấy cũng giống mình thôi, chẳng có gì nổi trội". Hay: "Anh/cô ta chẳng có tài cán gì mà cũng được thăng chức",… Có người chấp nhận việc người khác giỏi hơn mình, nhưng cũng có người đố kỵ, ghen tức.

Trên thực tế, con đường tiến bộ của mỗi người là khác nhau. Giống như khi bạn còn là học sinh, bạn có thể học rất giỏi ở bậc Tiểu học nhưng bị tụt lại khi lên bậc THCS.

Cuộc đời, sự nghiệp giống như một cuộc chạy đua marathon. Có người tưởng như đang chạy về phía trước nhưng cuối cùng lại không hoàn thành chặng đua. Có người tưởng như đang tụt lại phía sau nhưng cuối cùng họ cũng đạt kết quả tốt.

Nhiều người ở nơi làm việc nhìn thấy sự tiến bộ của những người xung quanh và tâm lý họ rất dễ bị ảnh hưởng. Mỗi người có năng lực riêng, một loại may mắn riêng tạo nên những con đường khác nhau. Vì thế bạn đừng cảm thấy mặc cảm, tự ti, đừng bị ảnh hưởng bởi sự tiến bộ của người khác.

Ở chốn công sở, tâm phải vững như bàn thạch – Biết những điều này càng sớm càng càng tránh thị phi, được lòng mọi người - Ảnh 2.

Bạn đừng cảm thấy mặc cảm, tự ti, đừng bị ảnh hưởng bởi sự tiến bộ của người khác.

2. Đối mặt với lời đồn đoán, tâm lý dễ thay đổi

Lời đồn đoán có thể gặp rất nhiều ở chốn công sở, đó có thể là vấn đề tiền bạc, quyền lực, địa vị,… Khi chưa tiếp xúc, bạn luôn nghĩ mình có bản lĩnh đối mặt và vượt qua. Nhưng thực tế, không ít người khó giữ được sự bình tĩnh trước những lời nói vô căn cứ.

Chẳng hạn như việc bạn đang nỗ lực làm tốt công việc, cải thiện hiệu suất của mình. Tuy nhiên, bạn chưa đạt được thành tựu nổi bật nên việc thăng chức là khó xảy ra. Bỗng một ngày, bạn nghe tin đồn bản thân nằm trong danh sách được ứng cử lên chức trưởng phòng.

Xung quanh bạn, mọi người bàn tán sôi nổi. Người này khuyên bạn nên đi gặp sếp A, người kia khuyên bạn gặp sếp B. Bạn phân vân giữa lời đồn đoán, không biết đây có phải thông tin chính xác hay không. Vì thế, bạn không đưa ra được cách giải quyết vấn đề cho bản thân.

Để phân biệt rõ ràng sự khác nhau giữa lời đồn đoán và cơ hội, bạn cần lưu ý 3 khía cạnh:

- Có tiêu chuẩn khách quan hay không: Nếu không có tiêu chuẩn khách quan, chỉ dựa vào suy nghĩ chủ quan và phản ứng hành vi cá nhân thì bạn không nên tin những lời đồn đoán. Ngược lại, mọi cơ hội đều tồn tại một cách khách quan.

- Tính cụ thể: Lời đồn đoán khá trừu tượng, khó nhận biết. Trong khi cơ hội cụ thể hơn, bản chất và nguồn gốc rõ ràng hơn.

- Hậu quả: Cám dỗ không thể đảm bảo kết quả, một khi đã tin nó có thể phải đối mặt với rủi ro. Nhưng cơ hội có thể đảm bảo kết quả.

Ở chốn công sở, tâm phải vững như bàn thạch – Biết những điều này càng sớm càng càng tránh thị phi, được lòng mọi người - Ảnh 3.

Ảnh minh hoạ

3. Tình bạn nơi công sở ảnh hưởng đến tâm lý

Người làm bạn tổn thương nhất chính là người bạn yêu quý nhất. Cũng như vậy, người có thể làm bạn tổn thương ở nơi làm việc thường là người hiểu rõ bạn nhất.

Nơi công sở như chiến trường nhưng đồng nghiệp không phải là đồng chí bởi luôn tồn tại những xung đột lợi ích. Chỉ cần lợi ích đủ lớn, nhiều người cứ ngỡ là thân thiết sẽ sẵn sàng nói xấu, đặt điều về bạn. Đừng cảm thấy lo lắng vì đây là bản chất của con người.

Tình bạn nơi công sở tồn tại một cách khách quan bởi mọi người không chỉ có mối quan hệ cạnh tranh mà cả sự hợp tác.

4. Tâm lý mất cân bằng trước sự bất công

Ở nơi làm việc, người ta thường nói đến cạnh tranh không lành mạnh. Thực tế trong xã hội không thể có được sự công bằng trong mọi việc. Bản chất của con người là vậy, luôn nảy sinh lợi ích, mâu thuẫn, dẫn tới sự bất công, bất bình đẳng. Điều này khiến chúng ta rơi vào trạng thái cảm xúc tiêu cực.

Tuy nhiên, bạn không nên để cái gọi là bất công ảnh hưởng đến tâm lý. Sẽ có ý nghĩa hơn nếu bạn dành tâm sức cho việc làm thế nào để bản thân phát triển hơn. Bạn càng mạnh mẽ, dũng cảm thì thế giới càng công bằng với bạn. Ngược lại, nếu bạn yếu đuối, nhu mì, thế giới sẽ chẳng nghe thấy tiếng nói của bạn.

Tóm lại, ở nơi làm việc, bạn đừng để người khác ảnh hưởng đến tâm lý. Mỗi người đều là nhân vật chính trong cuộc sống của chính họ và bạn không cần để tâm quá nhiều đến ý kiến của người khác. Điều quan trọng và mấu chốt là tập trung và nâng cao giá trị bản thân. Khi giá trị càng cao, tâm trạng mới càng tự do.

Theo Ứng Hà Chi

Cùng chuyên mục
XEM