Nước sông Tô Lịch thay đổi ra sao khi sử dụng “thần dược” Nhật Bản?

01/06/2019 11:27 AM | Xã hội

Sau khi sử dụng công nghệ xử lý Nhật Bản, đến nay vẫn chưa có hiệu quả về chất lượng nước sông Tô Lịch.

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, từ ngày 14/5/2019, Công ty Thoát nước Hà Nội đã cử cán bộ, công nhân, thuyền để hỗ trợ Công ty JVE thi công, lấy mẫu nước trên sông Tô Lịch, Hồ Tây và cùng theo dõi, giám sát hoạt động của máy móc, thiết bị trong quá trình thực hiện thí điểm.

Nước sông Tô Lịch thay đổi ra sao khi sử dụng “thần dược” Nhật Bản? - Ảnh 1.

Các máy Bioreactor của Nhật Bản được đặt xuống sông Tô Lịch.

Nước sông Tô Lịch thay đổi ra sao khi sử dụng “thần dược” Nhật Bản? - Ảnh 2.

Khu vực đặt máy Bioreacto tại đoạn đầu sông Tô Lịch giao với đường Hoàng Quốc Việt.

Cùng ngày thì Viện Công nghệ Môi trường và Trung tâm chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước (do Công ty JVE đề xuất để lấy mẫu đối chứng) cùng tiến hành lấy mẫu nước trước xử lý tại sông Tô Lịch và Hồ Tây với sự chứng kiến, giám sát của đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, Ban Duy tu các CT HTKT Đô thị, Công ty Thoát nước Hà Nội. Việc đo độ mùi của nước do Công ty JVE đề xuất chưa thực hiện được.


Đến 6h30 ngày 16/5/2019, Viện Công nghệ Môi trường tiến hành đo độ dày của bùn tại sông Tô Lịch và Hồ Tây với sự chứng kiến, giám sát của đại diện Công ty Thoát nước Hà Nội.

Nước sông Tô Lịch thay đổi ra sao khi sử dụng “thần dược” Nhật Bản? - Ảnh 3.

Các chuyên gia Nhật Bản đặt "bảo bối" xuống sông Tô Lịch vào ngày 16/5.

Cùng ngày 16/5, Công ty JVE đã tổ chức buổi Lễ khởi động triển khai thí điểm và bắt đầu tiến hành thi công. Vị trí thực hiện thí điểm tại đầu nguồn sông Tô Lịch: Từ cầu đường Hoàng Quốc Việt về hạ lưu 300m; Vị trí thực hiện thí điểm tại hồ Tây: Tại đối diện số nhà 161 Nguyễn Đình Thi, quây tôn 25x40m xung quanh vị trí thí điểm.

Nước sông Tô Lịch thay đổi ra sao khi sử dụng “thần dược” Nhật Bản? - Ảnh 4.

Khu vực đặt "bảo bối" Nhật Bản xuống hồ Tây.

Trong hai ngày (16,17/5), Công ty JVE tiến hành lắp đặt xong thiết bị, tổng số tại sông Tô Lịch: 40 tấm Bioreactor và 4 máy Nano, tại Hồ Tây: 10 tấm Bioreactor và 2 máy Nano.

Nước sông Tô Lịch thay đổi ra sao khi sử dụng “thần dược” Nhật Bản? - Ảnh 5.

Sông Tô Lịch có màu nước đen kịt nhìn từ trên cao.

Ngày 20/5/2019, Viện Công nghệ Môi trường và Trung tâm chất lượng và bảo vệ tài nguyên nước (do Công ty JVE đề xuất để lấy mẫu đối chứng) cùng tiến hành lấy mẫu nước sau xử lý 3 ngày tại sông Tô Lịch và Hồ Tây với sự chứng kiến, giám sát của đại diện Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội, Công ty Thoát nước Hà Nội.

Nước sông Tô Lịch thay đổi ra sao khi sử dụng “thần dược” Nhật Bản? - Ảnh 6.

Sông Tô Lịch ô nhiễm từ nhiều năm nay.

Theo ghi nhận của các cơ quan chức năng Hà Nội thì đến ngày 23/5/2019, máy móc, thiết bị thực hiện thí điểm hoạt động bình thường, không có sự cố đáng kể xảy ra.

Nước sông Tô Lịch thay đổi ra sao khi sử dụng “thần dược” Nhật Bản? - Ảnh 7.

Các ống nước thải sinh hoạt lớn ngày đêm thải trực tiếp ra sông Tô Lịch.

Theo thuyết minh công nghệ, sau 3 ngày sẽ giảm mùi hôi. Sau từ 1 đến 2 tháng các chỉ số quan trắc nước sẽ đạt QCVN 08-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Nước sông Tô Lịch thay đổi ra sao khi sử dụng “thần dược” Nhật Bản? - Ảnh 8.

Vào những ngày nắng dòng sông chết này bốc lên mùi nồng nặc gây ra ngạt thở cho người dân đi qua đây

Sau khi tổng hợp số liệu, đại diện Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội cho biết: “Kết quả quan trắc trước và sau 3 ngày xử lý nước bằng công nghệ Nhật Bản thì chưa có hiệu quả về chất lượng nước. Theo phản ánh của nhân dân thì qua cảm quan ban đầu lượng mùi có thay đổi theo hướng tích cực”./.


Báo cáo của Chi cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội

Thời điểm lấy mẫu: Lấy mẫu nước và trầm tích trước xử lý và sau xử lý 3 ngày, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 1,5 tháng, 2 tháng. Đối với Sông Tô Lịch lấy mẫu vào 2 thời điểm: Giờ cao điểm (7-8h) và giờ thấp điểm (14h-15h).

Vị trí lấy mẫu: Sông Tô Lịch 7 điểm, trong đó 4 điểm trong phạm vi thí điểm, 1 điểm đầu vào trước xử lý, 2 điểm cách cầu Hoàng Quốc Việt về hạ lưu 200m và 450m. Hồ Tây 2 điểm, mỗi điểm lấy 2 mẫu nước gồm tầng mặt và tầng giữa.

Các chỉ tiêu phân tích: Mẫu nước phân tích 36 chỉ tiêu theo QCVN 08-MT:2015/BTNMT, trầm tích phân tích 21 chỉ tiêu theo QCVN 43:2017/BTNMT (chỉ tiêu Dioxin và Furan không phân tích do thời gian phân tích lâu). Sau khi có kết quả phân tích trước xử lý và sau xử lý 3 ngày, các thành viên Tổ công tác sẽ họp thống nhất các chỉ tiêu đạt quy chuẩn cho phép sẽ không tiến hành phân tích.

Thời gian thực hiện thí điểm: 2 tháng kể từ ngày bắt đầu thực hiện (ngày 16/5/2019).

Theo Nguyễn Ngân

Cùng chuyên mục
XEM