Nửa đời sau, muốn sống an ổn cả đời, hãy luôn khắc ghi 5 chữ sau

14/10/2020 08:17 AM | Sống

Hãy học cách chấp nhận mọi bất hạnh trong cuộc sống, tin tưởng vào bản thân, đừng vì "cơm đời" khó ăn mà không dám nấu. Bạn phải nếm trải đau khổ mới có thể trưởng thành.

Khi bạn trưởng thành, gặp qua nhiều người, trải qua nhiều điều, bạn nhất định sẽ hiểu ra, thứ bản thân cần nắm chặt là gì, cũng như thứ bản thân cần buông bỏ là gì.

Có 5 thứ, chúng ta nên hiểu ra càng sớm càng tốt:

Cảm xúc, phải "kiềm"

Khi bạn không thể kiểm soát được cảm xúc, nó sẽ quay ngược lại cắn trả bạn.

Người sáng suốt luôn học được cách khiến bản thân "tâm bình khí hòa" trong mọi tình huống.

Trong tâm lý học có một "hiệu ứng ngựa hoang" rất nổi tiếng:

Ở vùng đồng cỏ châu Phi, có một loại dơi chuyên bám vào hông ngựa hoang để hút máu. Một số con ngựa mặc kệ, trong khi một vài con khác thì tỏ ra nóng giận.

Cuối cùng, những con ngựa nóng giận chết trong tiếng la hét và đá nhau.

Các chuyên gia phát hiện ra, số lượng máu mà dơi hút không đủ để giết chết ngựa. Mà nguyên nhân thực sự dẫn tới cái chết của chúng là do cơn thịnh nộ và trạng thái mất kiểm soát lúc đó.

Những người sống quá cảm tính cũng như vậy, rất dễ vì chút việc nhỏ mà tự gây sóng to gió lớn cho chính mình.

Anthony Robbins từng nói: "Bí quyết thành công nằm ở chỗ biết cách kiểm soát sức mạnh của nỗi đau và sự vui vẻ, không bị sức mạnh này chi phối ngược lại."

Cảm xúc tích cực có thể mang đến cho bạn năng lượng sống dồi dào, còn cảm xúc tiêu cực sẽ phá hủy đi mọi thứ.

Nếu ngày nào bạn cũng lo lắng, phàn nàn, hoài nghi... nó sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn.

Khi bạn lâm vào tình trạng khó khăn và cảm xúc không thể kiểm soát được nữa, hãy tự nhắc nhở bản thân: Đừng quá để ý đến nó!

Nửa đời sau, muốn sống an ổn cả đời, hãy luôn khắc ghi 5 chữ sau - Ảnh 1.

Dục vọng, phải "giảm"

Nhịp sống bận rộn thời hiện đại có thể mang đến cho con người sự tiện lợi, vật chất phong phú, nhưng đồng thời nó cũng khiến nhiều người dễ sa sút về sức khỏe, và kiệt quệ về tinh thần.

Bởi vì họ lo lắng thời gian trôi qua quá nhanh, và họ lại chưa đạt được thành tựu gì.

Đời người có lắm điều phiền não, nhưng nếu phân tích đến cuối cùng, thứ khiến người ta mệt mỏi nhất là hai chữ "dục vọng".

Dục vọng không xấu, là do con người vì ham muốn quá nhiều mà bị nó khống chế, họ không kiềm chế được lòng tham của bản thân, nên bị dẫn dắt bởi những điều xấu xa, và cuối cùng lại chẳng đạt được gì.

Ham muốn càng bị thổi phồng, con người càng không biết đủ, đây cũng là nguồn gốc của nỗi đau.

Muốn sống hạnh phúc, cách đơn giản nhất là bớt đi ham muốn, bình tĩnh phân biệt đúng sai, thấu rõ nội tâm của mình. Bạn sẽ nhận ra, hạnh phúc kì thật rất đơn giản.

Nửa đời sau, muốn sống an ổn cả đời, hãy luôn khắc ghi 5 chữ sau - Ảnh 2.

Cơm đời, phải "nấu"

Bước ra đời trước giờ chưa từng có hai từ "dễ dàng".

Chuyện trên đời như chiếc thuyền du hành trên biển, không thể biết được phía trước sẽ có đá ngầm hay sóng lớn.

Nếu muốn cuộc sống trở nên đáng giá, chỉ có không ngừng chịu khó, cố gắng từng ngày.

Có ngày buồn tất có ngày vui, thủy triều có lên vẫn phải xuống, vạn vật trên đời đều phải xoay chuyển, sẽ chẳng có gì đứng nguyên tại chỗ mãi.

Ai không có lúc phong quang, ai chẳng có lúc thất thế? Có người hôm nay vừa kiếm được đơn hàng tiền tỷ, ngày mai công ty đã thua lỗ, phá sản.

Như câu nói: "Hãy học cách chấp nhận mọi bất hạnh trong cuộc sống, dù là bất hạnh lớn đến đâu, hãy dùng trái tim bình thản đối mặt với nó. Chỉ khi chúng ta xem bất hạnh như một trải nghiệm cần thiết trong cuộc sống, chúng ta mới có thể thoát khỏi nỗi đau và tìm thấy hạnh phúc."

Chỉ khi chúng ta thấu hiểu điều này, chúng ta mới có thể nhận ra bộ mặt chân thật của cuộc sống. Từ đó, xem nhẹ tiền bạc, nhìn thoáng thất bại.

Tin tưởng vào bản thân, đừng vì "cơm đời" khó ăn mà không dám nấu. Có nếm trải đau khổ mới có trưởng thành.

Con đường thăng trầm phía trước, hãy cố gắng đi đến cuối đường!

Nửa đời sau, muốn sống an ổn cả đời, hãy luôn khắc ghi 5 chữ sau - Ảnh 3.

Tâm thái, phải "rộng"

Nhắc đến khoan dung, người ta chỉ nghĩ đến việc bao dung lỗi lầm của người khác, mà lại quên mất việc dũng cảm soi sét bản thân.

Có người hỏi tôi, tại sao lại phải bao dung cho người khác?

Bởi vì bao dung cho người khác, chính là nhường chỗ trống cho tâm hồn mình.

Tâm trí cứ vướng mắc nhiều chuyện ân oán cá nhân, khiến bạn tức giận, khiến bạn buồn tủi, ngày này qua tháng nọ, sẽ chỉ khiến cuộc sống bạn thêm bất ổn.

Có đôi lúc, tha thứ cho người khác, không phải vì họ không có lỗi, mà vì bản thân bạn đáng được thanh thản.

Khoan dung không đồng nghĩa với thỏa hiệp, đây chỉ là một kinh nghiệm sống khiến bạn không còn để tâm đến những chuyện không đáng.

Chỉ khi tâm thanh thản, mùa xuân mới tràn ngập. Dù đối mặt với những điều ác ý, bạn cũng có thể đủ nghị lực tiến lên.

Hãy xem những hòn đá cản đường do người khác ném ra thành bước đệm cho chính bạn. Vì khi bạn đạt đến một độ cao nhất định, bạn sẽ không nghe thấy những tiếng ồn trong quá khứ nữa.

Nửa đời sau, muốn sống an ổn cả đời, hãy luôn khắc ghi 5 chữ sau - Ảnh 4.

Cuộc sống, phải "giản"

Trong xã hội, thứ phức tạp nhất mà bạn phải đối mặt chính là lòng người.

Dùng oán báo ân, vì yêu sinh hận, vừa được đã mất... tất cả đều là những chuyện thường thấy trong cuộc sống.

Muốn "đơn giản hóa" cuộc sống, cách tốt nhất là chúng ta đừng thêm vào nó quá nhiều gánh nặng.

Quẳng đi những phồn hoa, ồn ào náo nhiệt, thế giới của bạn sẽ trở nên yên tĩnh và đặc sắc hơn nhiều.

Cái gọi là tối giản hóa cuộc sống, không phải là không cần làm gì cả, mà là đi tìm bản chất chân thực nhất của cuộc sống, cũng như ước nguyện ban đầu của chúng ta. Tiền không thể không có, nhưng không cần quá nhiều.

Vị "thần tài" tốt nhất của mỗi người là chính mình.

Thế giới này quá rộng lớn, cuộc đời lại ngắn ngủi, nếu không thể làm hài lòng tất cả mọi người, trước tiên hãy làm hài lòng chính mình.

Một vài ước mơ, một đời kiên trì, tạo nên những ngày sống trọn vẹn.

Hãy đối xử tốt hơn với chính mình, "giản" bớt cố chấp, vướng bận, bớt muộn phiền, bạn sẽ có thể gặp được nhiều may mắn và niềm vui hơn.

Thiên Tuyết

Cùng chuyên mục
XEM