Nóng: FED phát thông báo mới nhất về tình trạng tiền gửi của khách hàng tại SVB

13/03/2023 11:32 AM | Kinh doanh

Các nhà chức trách Mỹ sẽ có hành động quyết liệt nhằm bảo vệ tiền gửi của khách hàng sau cú sập của SVB.

Nóng: FED phát thông báo mới nhất về tình trạng tiền gửi của khách hàng tại SVB - Ảnh 1.

Vào sáng ngày 13/3 (theo giờ Việt Nam), website của Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã phát thông báo rằng Bộ Tài Chính, FED và Công ty Bảo hiểm liên bang (FDIC) đang thực hiện các hành động quyết liệt nhằm bảo vệ nền kinh tế Mỹ bằng cách củng cố niềm tin của người dân vào hệ thống ngân hàng tại quốc gia này.

Các cơ quan cũng sẽ tạo điều kiện hết sức có thể nhằm giúp các ngân hàng có khả năng đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.

Nhiều nhà chức trách Mỹ đã “chạy đua” vào chủ nhật, ngày 12/3 vừa qua nhằm nỗ lực giảm thiểu những lo lắng về sức khỏe tài chính quốc gia. Đồng thời, cam kết sẽ bảo vệ các khoản tiền gửi của khách hàng sau sự sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB).

Tuyên bố cũng nhấn mạnh: người gửi tiền tại SVB sẽ được quyền tiếp cận tất cả số tiền của họ bắt đầu từ thứ 2, ngày 13/3. Đồng thời, người nộp thuế sẽ không phải chịu bất kỳ tổn thất nào liên quan đến các giải pháp giải quyết hậu quả của SVB.

“Cú sập” của SVB vào ngày 10/3 vừa qua là sự cố sụp đổ ngân hàng thương mại lớn thứ 2 trong lịch sử Mỹ. Sau sự cố SVB, hàng loạt cổ phiếu của các tổ chức cho vay trong khu vực cũng đã lao dốc.

Nóng: FED phát thông báo mới nhất về tình trạng tiền gửi của khách hàng tại SVB - Ảnh 2.

Tuy nhiên, không chỉ có SVB, một ngân hàng lớn khác của Mỹ cũng đã bị buộc đóng cửa. Đó là Signature Bank - một nhà cho vay lớn trong ngành tiền số vì lo ngại rủi ro hệ thống. Nhưng tương tự, khách hàng của ngân hàng này sẽ được tiếp cận vào khoản tiền gửi của họ bắt đầu từ sáng hôm nay, ngày 13/3.

Một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính, trong cuộc họp báo với các phóng viên đã cho biết có những ngân hàng khác dường như cũng đang ở trong tình huống tương tự với SVB và Signature.

Trong khi các bên gửi tiền vẫn có thể tiếp cận khoản tiền gửi của họ thì quyền sở hữu cổ phiếu, trái phiếu của cả 2 ngân hàng đang bị loại bỏ. Quan chức này cũng nói rằng các phương pháp này được thực hiện không phải gói cứu trợ của bất kỳ công ty nào mà nhằm mục đích ổn định hệ thống tài chính và bảo vệ khách hàng.

Chương trình tài trợ có kỳ hạn ngân hàng (BTFP)

Trong tuyên bố, FED cũng thông báo rằng họ đang thành lập một “Chương trình tài trợ có kỳ hạn ngân hàng (BTFP)” mới nhằm đảm bảo các ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu của tất cả khách hàng gửi tiền, hỗ trợ các doanh nghiệp và nhiều gia đình Mỹ trong thời kỳ “quay cuồng” này.

Các quan chức Fed cũng nói trong một cuộc họp ngắn rằng chương trình này có khả năng bảo vệ các khoản tiền gửi không được bảo hiểm trong hệ thống ngân hàng tại Mỹ. Fed và FDIC sẽ tiếp tục giám sát thị trường tài chính và thực hiện các bước bổ sung phù hợp để hỗ trợ nền kinh tế trong giai đoạn khó khăn.

Được biết, chương trình BTFP sẽ cung cấp một khoản hỗ trợ lên tới 25 tỷ USD từ Quỹ ổn định hối đoái (Exchange Stabilization Fund), nhưng Fed không mong muốn phải rút tiền từ dự án này.

Chương trình BTFP mới sẽ cung cấp các khoản vay với kỳ hạn lên đến một năm, giúp giảm căng thẳng về thanh khoản. Nếu muốn vay, các đơn vị cần có các tài sản như trái phiếu Kho bạc, trái phiếu do cơ quan liên bang phát hành và chứng khoán đảm bảo để làm tài sản thế chấp.

Tham khảo Bloomberg





Thùy Bảo

Cùng chuyên mục
XEM