Nơi lạnh nhất thế giới nắng nóng kỷ lục

05/07/2020 09:24 AM | Xã hội

Nam Cực đã ấm hơn gấp ba lần mức trung bình toàn cầu trong 30 năm qua.

Tại Nam Cực được coi là điểm lạnh nhất trên Trái Đất nhưng hiện tại đang chứng kiến nhiệt độ tăng nhanh.

Các nhà khoa học tham gia vào nghiên cứu đã công bố kết quả mới trên tạp chí về biến đổi khí hậu Nature Climate Change của Anh đánh giá Nam Cực nóng lên này có liên quan đến việc làm tan băng và có thể ảnh hưởng đến sinh vật biển trong khu vực và làm tăng mực nước biển nhanh hơn.

Kyle Clem, nghiên cứu sinh tiến sĩ Khoa học khí hậu tại Đại học Wellington, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu cho biết: "Nam cực dường như bị cô lập với những gì đang diễn ra trên khắp thế giới nhưng thật bất ngờ, hiện tại Nam cực đang nóng lên. Điều này nhấn mạnh rằng sự nóng lên toàn cầu đang tiến đến những nơi xa xôi nhất".

Kyle Clem và nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu tại 20 trạm thời tiết ở Nam Cực và các mô hình khí hậu để kiểm tra sự nóng lên ở bên trong Nam Cực.

Họ phát hiện ra rằng từ năm 1989 đến 2018, Nam Cực đã ấm lên khoảng 1,8 độ C trong 30 năm qua với tốc độ 0,6 độ C mỗi thập kỷ, gấp ba lần mức trung bình toàn cầu.

Theo nghiên cứu, lục địa băng giá bắt đầu ấm lên nhanh chóng có thể ảnh hưởng bởi hai yếu tố, bao gồm sự biến thiên tự nhiên và biến đổi khí hậu do con người gây ra.

Sự nóng lên ở Nam Cực một phần có liên quan đến nhiệt độ tăng tự nhiên ở vùng nhiệt đới phía Tây Thái Bình Dương đã bị đẩy về phía Nam do lốc xoáy. Quá trình tự nhiên đã diễn ra trong nhiều thập kỷ nhưng phần còn lại hậu quả vẫn có ảnh hưởng từ hoạt động của con người.

Clem chia sẻ: "Các quá trình tự nhiên luôn luôn diễn ra trong bối cảnh sự nóng lên toàn cầu và ảnh hưởng của con người đối với khí hậu. Khi hai yếu tố kết hợp với nhau điều đó thật đáng chú ý".

Nam Cực là lục địa lạnh nhất, khô nhất và nhiều gió nhất trên toàn cầu, nơi đây từng ghi nhận mức nhiệt kỷ lục âm 89 độ C. Tuy không có cư dân sinh sống thường xuyên, nhưng vẫn có từ 1.000 - 5.000 người sinh sống mỗi năm tại các trạm nghiên cứu phân bố rải rác khắp lục địa.

HD

Cùng chuyên mục
XEM