Nỗi đau dông dài của Trung Quốc: Nỗ lực phát triển nhà máy chạy năng lượng xanh, không ngờ phải trả giá bằng sự trượt dốc của nền kinh tế

05/09/2019 14:22 PM | Xã hội

Để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng không khí, các nhà máy phải chi trả hàng nghìn USD để chuyển từ sử dụng các lò hơi đốt than sang khí ga tự nhiên. Nơi nào không đáp ứng được việc nâng cấp sẽ buộc phải ngừng hoạt động.

Một vài năm trước, hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra tốt đẹp ngay cả khi không khí ở làng Dazhang bị ô nhiễm. Đây là một thị trấn nằm sâu trong vùng đầm lầy thuộc hồ Bảo Định, phía bắc Trung Quốc. Nơi này từ lâu đã phát triển một ngành công nghiệp: chế biến lông vịt để sử dụng trong quần áo và gối. Người dân sử dụng nước từ đầm lầy và than đá giá rẻ để cung cấp nhiên liệu cho những máy đun thô sơ. Nhờ sự phát triển của ngành này, những chiếc xe hạng sang vẫn "luồn lách" trên các con đường cũ kỹ, tồi tàn của Dazhang.

Dẫu vậy, từ năm 2013, khi các cơ quan quản lý đưa ra biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí và nước, thì khu vực xung quanh ngôi làng đã trở thành nơi thử nghiệm cho Bắc Kinh. Kế hoạch của giới chức nước này là giúp nền kinh tế trở nên xanh hơn trong bối cảnh khắp nơi phải hứng chịu sự ô nhiễm nặng nề.

Gần Dazhang, Chủ tịch Tập Cận Bình đã sử dụng hàng trăm km2 vùng đầm lầy để đưa nơi này trở thành một "thành phố xanh" được gọi là Hùng An. Động thái trên đã gây thêm áp lực cho cả khu vực trong việc làm sạch bãi đất. Dự án nhỏ này được cho là sẽ sử dụng năng lượng tái tạo và cuối cùng sẽ thu hút khoảng 300 tỷ USD đầu tư công nghệ cao.

Nỗi đau dông dài của Trung Quốc: Nỗ lực phát triển nhà máy chạy năng lượng xanh, không ngờ phải trả giá bằng sự trượt dốc của nền kinh tế - Ảnh 1.

Ngôi làng quanh hồ Bảo Định, tỉnh Hà Bắc.

Dẫu vậy, giờ đây, khung cảnh nơi này không khác gì một nơi chứa "bộ sưu tập" của những tấm bảng quảng cáo và những văn phòng được dựng qua loa trên cánh đồng lúa mì đầy nước. Trong khi đó, những nhà vận động về lĩnh vực khí hậu lo ngại rằng tình hình suy thoái kinh tế của đất nước đang khiến các quan chức nhìn nhận về môi trường theo một cách khác.

Các nhà quản lý Trung Quốc hiện đã rất mạnh tay với các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Xung quanh tỉnh Hà Bắc, tác động của việc tái tổ chức ngành công nghệ của Bắc Kinh là rất sâu sắc. Những thị trấn nhỏ như làng Dazhang giờ đây đang bị bao quanh bởi những nhà máy bỏ hoang, cổng bị khoá kín, sân bãi trống không và một số thì đã bị tháo dỡ một phần.

Sự căng thẳng đến từ tình trạng nền kinh tế tụt dốc và những dự định về vấn đề khí hậu của Trung Quốc mang ý nghĩa toàn cầu, khi các nhà lãnh đạo thế giới chuẩn bị cho thời hạn năm 2020 với các mục tiêu quốc tế nhằm giảm thiểu khí thải. Tuy nhiên, sau 2 thập kỷ đạt được đà phát triển gần như 2 chữ số, thì GDP của Trung Quốc đã giảm còn 6,2% trong quý II. Đây là đà tăng trưởng yếu nhất kể từ đầu những năm 1990.

Nếu Trung Quốc không thắt chặt những quy định đối với khí thải, thì các quốc gia khác có thể cũng sẽ thờ ơ. Các nhà đàm phán Trung Quốc đã không đề nghị cắt giảm lượng khí thải carbon tại hội nghị tượng đỉnh khí hậu quốc tế ở Paris năm 2015, nhưng họ cam kết sẽ hạn chế sự gia tăng. Để làm được như vậy, các nhà quản lý đã "khâu vá" cấu trúc công nghiệp của vùng đồng bằng phía bắc, nơi hàng triệu ống khói thải khí độc lên bầu trời.

Các nhà sản xuất vali, một công ty thuộc top đầu của vùng đầm lầy này, được lệnh di dời khỏi đó cách xa hàng trăm km, lò gạch đã được tháo dỡ. Ở làng Dazhang, ngành công nghiệp lông vịt sẽ là "nạn nhân" tiếp theo.

Nỗi đau dông dài của Trung Quốc: Nỗ lực phát triển nhà máy chạy năng lượng xanh, không ngờ phải trả giá bằng sự trượt dốc của nền kinh tế - Ảnh 2.

Bản vẽ của dự án thành phố xanh Hùng An.

Những công nhân nhập cư đã rời khỏi thị trấn và thậm chí một số người dân địa phương đã tìm việc ở những nơi khác, bất chấp khoản chi tiêu trợ cấp lớn được tung ra để hỗ trợ cho thu nhập hộ gia đình. Một chủ quán ăn chia sẻ: "Đường phố sạch sẽ hơn. Nhưng không có nhiều khách hàng đến quán của tôi nữa."

Để đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng không khí, các nhà máy phải chi trả hàng nghìn USD để chuyển từ sử dụng các lò hơi đốt than sang khí ga tự nhiên. Sau đó là quy định mới về xả nước. Thiết bị này có giá từ 1 tới 5 triệu NDT, những nhà máy nào không đáp ứng được việc nâng cấp sẽ phải đóng cửa.

Quy trình tương tự cũng được áp dụng cho các ngành công nghiệp khác. Các quan chức tỉnh Hà Bắc ước tính rằng việc yêu cầu những nhà máy nhỏ hơn phải nâng cấp thiết bị hoặc đóng cửa đã giảm khoảng 25% công suất sản xuất thép. Chiến dịch chống ô nhiễm môi trường này đã áp dụng quy định với khoảng 170.000 nhà máy nhỏ ở Hà Bắc trong 2 năm qua, tình trạng việc làm bị giảm sút được bù đắp một phần là nhờ bởi chính phủ tăng trợ cấp.

Khi không khí ở Bắc Kinh được cải thiện, thì lượng khí thải của Trung Quốc cũng vậy. Từ năm 2014 đến 2016, lượng khí thải toàn cầu ở mức phẳng. Các nhà môi trường học vui mừng vì điều đó và hối thúc Trung Quốc triển khai mạnh hơn nữa. Dẫu vậy, một yếu tố khác cũng là lý do tại sao lượng khí thải được giảm bớt là sự suy thoái theo chu kỳ diễn ra trong những năm đó - nguyên nhân khiến các doanh nghiệp tư nhân trên khắp Trung Quốc phá sản.

Nỗi đau dông dài của Trung Quốc: Nỗ lực phát triển nhà máy chạy năng lượng xanh, không ngờ phải trả giá bằng sự trượt dốc của nền kinh tế - Ảnh 3.

Để giữ số liệu tăng tiếp tục tăng trưởng, các chính quyền địa phương đang trong tâm trạng bối rối đã phê duyệt đầu tư cơ sở hạ tầng gồm 135 tỷ USD trong các nhà máy nhiệt điện than và hàng chục ngàn toà nhà cao tầng, đều được xây dựng cách xa các thành phố.

Khi nền kinh tế có phần hồi phục, thì lượng khí thải của Trung Quốc cũng vậy, điều này khiến các doanh nghiệp không tuân thủ quy định của các nhà quản lý trong việc giữ bầu không khí trong sạch. Các nhà quản lý môi trường quyết định sẽ mạnh tay hơn. Vào mùa đông năm 2017, một chiến dịch chống lại hoạt động đốt than ở tỉnh Hà Bắc khiến cho các ngôi nhà không có hơi ấm và các nhà máy rơi vào tình cảnh không có năng lượng để hoạt động. Các doanh nghiệp "khóc dở mếu dở".

Yang Fuqiang, cố vấn cấp cao của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên ở Bắc Kinh, chia sẻ: "Một số chính quyền địa phương và công ty cho rằng mọi thứ đã khả quan hơn nhiều. Giờ đây chúng tôi đã nhìn thấy bầu trời xanh và mây trắng, vậy đây không phải là lúc để xả hơi một chút hay sao? Nếu có thêm những mô hình hay chính sách mới thì Trung Quốc sẽ trượt dốc."

Theo nhiều số liệu, nền kinh tế Trung Quốc đã đi theo chiều hướng tệ hơn vào khoảng năm 2015, nhưng số liệu GDP chính thức vẫn tăng mạnh do những khoảng vay cho các dự án mới. Những con số này không tạo không gian chính trị cho những nhà quản lý để thúc đẩy các chính sách cấp tiến. Giờ đây, cuộc chiến thương mại với Mỹ đã khiến giới chức Trung Quốc "đứng ngồi không yên" về việc đưa ra nhiều cam kết hơn nữa.

Nỗi đau dông dài của Trung Quốc: Nỗ lực phát triển nhà máy chạy năng lượng xanh, không ngờ phải trả giá bằng sự trượt dốc của nền kinh tế - Ảnh 4.

Khí thải từ các nhà máy ở tỉnh Hà Bắc.

Li Shuo, một nhà vận động về khí hậu cho Greenpeace, cho hay: "Nếu tưởng tượng mình đang ở trong một cuộc họp liên ngành thảo luận về dự định với biến đổi khí hậu của Trung Quốc, thì những nhận thức về tăng trưởng kinh tế sẽ tạo ra sự khác biệt lớn."

Trung Quốc đã chi 492 tỷ USD để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm không khí và môi trường trong nước ở giai đoạn 2010 - 2015 và sẽ cần thêm hàng trăm tỷ USD nữa. Các cơ quan quản lý "đang cho thấy họ không khoan nhượng đối với việc giảm thiểu ô nhiễm, dù điều đó có ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế. Những gì họ đang làm là thúc đẩy những chính sách thông minh hơn" để tránh tình trạng nhà máy đóng cửa vốn gây ra thiệt hại đáng kể, Deborah Seligsohn, trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Villanova, nhận định.

Bà lưu ý, các khoản trợ cấp cho hoạt động nâng cấp trong ngành công nghiệp đã trở thành kích thích sản xuất, bởi thiết bị để giảm thiểu ô nhiễm đều được sản xuất trong nước.

Ở tình Hà Bắc, các khoản trợ cấp đã được "vật chất hoá" thành những ống màu vàng sáng nằm dọc theo những bức tường xanh. Mạng lưới phân phối khí mới này sẽ thay thế than trong hàng triệu gia đình. Cuối năm nay, những nhà máy xử lý lông vịt còn lại của làng Dazhang có thể sẽ chuyển đến những cơ sở lớn hơn tại khu công nghiệp gần thành phố Hình Đài. Việc di dời này chính thức tạo điều kiện cho "thành phố xanh" phát triển. Tuy nhiên, Trung Quốc từ trước đến nay có rất nhiều trường hợp chuyển nhà máy từ nơi này sang nơi khác để đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng hoặc khí thải.

An Zhen, một chủ sở hữu của nhà máy lông vũ, có kế hoạch đầu tư 200 triệu NDT vào cơ sở mới. Đây là số tiền rất cao so với nhiều công ty khác. Ông nói rằng việc các cơ quan quản lý thắt chặt quy định đói vớii những công ty gây ô nhiễm sẽ chỉ càng gắt gao hơn. Zhen cho hay: "Các quy định sẽ nghiêm ngặt hơn so với năm nay. Chính phủ sẽ sửa chữa những sai sót nếu có. Nhưng họ sẽ không nới lỏng."

Theo Hương Giang

Cùng chuyên mục
XEM