Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời

16/08/2019 10:13 AM | Xã hội

Có lẽ do đã bị nhốt trong lồng quá lâu, nên một số chú chim mệt mỏi, mất phương hướng bay nên cứ là đà trên mặt đất. Thậm chí có một số chú chim kiệt sức ngay sau khi được thả về trời.

Lễ Vu Lan mua chim thả về trời: Phóng sinh hay tiếp tay cho tội ác?

Ngày 15/08 (Lễ Vu Lan - 15/07 âm lịch), có rất đông người dân TP HCM đi lễ phật tại các ngôi chùa trên địa bàn, như chùa Vĩnh Nghiêm ở quận 3, chùa Diệu Pháp ở quận Bình Thạnh, chùa Nam Thiên Nhất Trụ và Tu viện Quảng Đức ở quận Thủ Đức...

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 2.

Tại các chùa đều có tổ chức chương trình phát cơm từ thiện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Song song đó, hoạt động phóng sinh chim tại các chùa vẫn diễn ra khá nhiều, do người dân tự mang đến hoặc có thể mua rất dễ dàng tại các quầy hàng ngay trước cổng chùa.

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 3.

Phóng sinh là một phong tục đẹp từ ngàn đời của người Việt.

Những chú chim được bán với giá dao động từ 15.000 - 20.000 đồng/con, chúng được bán ngay phía cổng chùa, và bị nhét trong những chiếc lồng chật chội. Mỗi khi có người đến mua chim để phóng sanh thì người bán sẽ dùng tay hốt đại vài chú chim bỏ vào một chiếc lồng nhỏ để bán cho khách.

Chim sau nhiều giờ bị nhốt trong lồng chật, đôi lúc thiếu ăn hay bị người bán bóp quá chặt khiến sức không còn khoẻ. Thậm chí có một số chú chim kiệt sức ngay sau khi được thả về trời.

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 4.

Những chú chim trong lồng chờ được người dân phóng sinh.

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 5.

Nhưng nhiều chú không thể cất nổi cánh.

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 6.

Những chú chim được sang ra chiếc lồng bé để phóng sinh.

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 7.

Nhiều chú chim vì sức quá yếu không thể bay lên được, chúng đậu lại ngay bên dưới toà sen, lẩn trốn trong những đoá hoa mà Phật tử dâng cúng, hay có con bị kẹt lại dưới gốc cây, và rồi kiệt sức đến chết.

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 8.
Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 9.
Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 10.
Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 11.
Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 12.
Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 13.

Phóng sinh vốn là việc thiện nhưng lại vô tình đem đến những cái chết thương tâm cho những sinh linh vốn đang tự do trên bầu trời. Trong "Liệt Tử - Thuyết phù" từng kể lại một câu chuyện rằng: "Người dân Hàm Đan, vào một ngày tháng giêng bắt được con tu hú tặng cho Giản Tử. Giản Tử rất vui, hậu thưởng cho anh ta. Khách hỏi nguyên do, Giản Tử nói: "Tháng Giêng phóng sinh là bày tỏ ân đức đó". Khách bèn nói: "Dân biết ngài muốn phóng sinh, sẽ tranh nhau bắt, chim thú chết sẽ rất nhiều, nếu ngài muốn chim thú sống, hãy cấm dân bắt, bắt rồi phóng sinh, ân đức không bù nổi tội lỗi đâu", Giản Tử khen: "Hay".

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 14.

Đức Phật không dạy chúng ta phải đi bẫy chim để thả chúng về lại với trời.

Việc mua chim phóng sinh, cũng chẳng khác gì việc thuê người khác đi bắt chim về cho chúng ta thả. Phóng sinh như vậy, khác gì sát sinh? Làm việc thiện thế nào là đúng đôi khi là cả một câu hỏi lớn. Chu Tử từng dạy: “Thiện dục nhân kiến, bất thị chân thiện; Ác khủng nhân tri, tiện thị đại ác” (tạm dịch là: Làm thiện muốn người ta thấy, không phải là thiện thực sự; Làm ác sợ người ta biết, đó là đại ác).

Phóng sinh theo phong trào

Bên cạnh đó, việc thả cá phóng sinh cũng được đông đảo người dân thực hiện. Nhiều chùa có khuôn viên thông ra phía bờ sông khiến việc thả cá của người dân rất dễ dàng. Tuy nhiên, ngay khi vừa được thả xuống nước, đã có nguyên một "đội quân" chờ sẵn để vớt lên.

Thấy vậy, nhiều người thậm chí đã bỏ tiền ra thuê xuồng, ra tận giữa sông để phóng sinh nhằm đảm bảo an toàn cho cá nhưng vẫn bị một số thành viên "đội quân" này đuổi theo để tranh thủ vớt lại.

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 15.

Người dân xếp hàng dài để thả chim, cá.

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 16.

Nhiều người phóng sinh nguyên một thùng đầy cá.

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 17.

Tuy nhiên, ngay bên cạnh là "đội quân" đi xuồng chờ sẵn để vớt lại.

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 18.

Nhiều người thuê xuồng ra giữa sông thả cá nhưng vẫn bị đội "đội quân" này đuổi theo tranh thủ vớt lại.

Chia sẻ với PV, một số người dân cho biết dù biết là cá, chim sẽ bị bắt lại nhưng vì thành tâm, vì làm đúng với phong tục ngày lễ Vu Lan nên họ vẫn thả.

Trong khi đó, rất nhiều người khác lại thẳng thắn bày tỏ sự không ủng hộ việc làm này. Theo họ, thả cá, chim tràn lan trong dịp lễ sẽ chỉ làm lợi cho một số người với hành vi vớt lên-bán lại, và còn gây ảnh hưởng xấu tới môi trường do xác chết của chúng.

Việc làm theo phong trào, thấy mọi người làm rồi làm theo mà chưa thấu đáo trước sau sẽ biến tướng, vô tình tiếp tay cho cái ác.

Nỗi buồn chuyện phóng sinh ngày rằm tháng 7: Những chú chim kiệt sức ngay khi được thả về trời - Ảnh 19.

Cần hiểu tìm hiểu rõ về những điều mà ta làm, để không tiếp tay cho điều ác.

Phóng sinh nghĩ đơn giản là khi ta vô tình thấy người khác bắt, giết thịt một con vật nào đó, mà trong khả năng mình có thể cứu giúp được con vật đó khỏi cái chết, xuất phát từ lòng trắc ẩn ta cứu giúp loài vật đó nghĩa là phóng sinh.

Làm việc thiện không cần ai biết đến, không nghĩ đến chuyện được báo đáp thì đó mới là chân thiện.

Theo Toàn Nguyễn

Cùng chuyên mục
XEM