Nỗ lực giải cứu tàu mắc cạn trên Kênh đào Suez lại thất bại, tác động kinh tế bắt đầu lan rộng
Siêu trường siêu trọng Ever Given mắc cạn tại Kênh đào Suez trong 4 ngày liên tiếp. Trong khi đó, những tác động đối với nền kinh tế của sự cố này tiếp tục lộ rõ.
Hôm 26/3, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Mỹ đang theo dõi tình hình chặt chẽ. Bà nói thêm: "Chúng tôi đã đề nghị Mỹ hỗ trợ các nhà chức trách Ai Cập để giải quyết tình trạng tắc nghẽn tại Kênh đào Suez. Những cuộc thảo luận về việc này đang diễn ra." Ngoài ra, bà Psaki cũng cho hay thị trường năng lượng có khả năng sẽ bị ảnh hưởng.
Giá dầu đã tăng vọt trong ngày hôm qua khi nhiều dự báo cho rằng nỗ lực giải cứu con tàu có thể mất đến vài tuần. Hợp đồng tương lai dầu thô WTI và Brent tăng hơn 4%, sau khi giảm đáng kể trong ngày trước đó.
Paola Rodriguez-Masiu – phó chủ tịch phụ trách thị trường dầu mỏ tại Rystad Energy, cho hay: "Các trader đang thay đổi suy nghĩ. Họ quyết định rằng việc Kênh đào Suez bị tắc nghẽn đang thực sự ảnh hưởng đến hoạt động giao thương của dầu và việc vận chuyển nguồn cung nhiều hơn so với những gì họ dự báo trước đây."
Ảnh chụp từ trên cao về tàu Ever Given mắc cạn tại Kênh đào Suez.
Trong số 39,2 triệu thùng dầu thô được nhập khẩu mỗi ngày theo đường hàng hải vào năm 2020, thì có 1,74 triệu thùng đi qua Kênh đào Suez mỗi ngày, theo dữ liệu từ công ty nghiên cứ Kpler. Con số này chỉ chiếm chưa đến 5% tổng lượng dầu được vận chuyển, nhưng khi thời gian tắc nghẽn bị kéo dài thì tác động sẽ tăng lên.
Bernhard Schulte Shipmanagement – đơn vị phụ trách kỹ thuật của tàu Ever Given, cho biết nỗ lực giải cứu hôm thứ Sáu lại không thành công. Hiện tại, một tàu hút bùn chuyên dụng có thể chuyển 2.000 mét khối vật liệu mỗi giờ đã có mặt tại địa điểm Ever Given mắc cạn.
Ngoài ra, các máy bơm công suất lớn đang được bố trí để giảm mực nước ở phía trước của tàu và chân vịt mũi. Công ty này nói thêm 2 tàu kéo khác sẽ được đưa đến vào ngày 28/3 để hỗ trợ thêm.
Douglas Kent – phó chủ tịch điều hành chiến lược và liên minh tại Hiệp hội Quản lý chuỗi cung ứng (ASCM), lưu ý rằng ngay cả sau khi con tàu được giải cứu thành công thì những ảnh hưởng về kinh tế vẫn còn. Ví dụ, các tàu sẽ dồn dập đến cảng này và khiến tình trạng ùn tắc tiếp diễn. Lịch trình vận chuyển hàng hóa được sắp xếp trước nhiều tháng sẽ cần phải được thay đổi, bởi hiện đang có nhiều tàu di chuyển sai lịch do ùn ứ.
Ảnh vệ tinh cho thấy tàu Ever Given "chắn ngang" Kênh đào Suez.
Quan trọng hơn, việc theo dõi toàn bộ chuỗi cung ứng có khả năng gặp khó khăn. Kent cho hay: "Phản ứng dây chuyền là điều sẽ xảy ra. Các công ty không thể theo dõi chuỗi cung ứng của họ." Dù 1 công ty có thể biết rằng sản phẩm của họ đang ở trên 1 con tàu đứng yên tại Kênh đào Suez, nhưng tác động của việc chậm trễ theo dây chuyền là không thể xác định.
heo Cơ quan quản lý kênh đào Suez (SCA), khoảng 12% giao thương toàn cầu đi qua kênh đào Sue. Theo đó, đây là một điểm lưu thông thiết yếu trong hoạt động thương mại. Ước tính của Lloyd’s List cho thấy mỗi ngày tắc nghẽn tại đây khiến lượng hàng hóa trị giá 9,6 tỷ USD không thể lưu thông, tương đương khoảng 400 triệu USD/giờ.
Một số nhà khai thác tàu đã quyết định thay đổi đường đi của các tàu. Họ dự đoán rằng tình trạng của Ever Given sẽ không sớm được giải quyết. Tàu của họ đã phải đổi hướng đi vòng qua Mũi Hảo Vọng, khiến thời gian di chuyển tăng thêm 1 tuần và chi phí cũng cao hơn.
Sự gián đoạn ở Kênh đào Suez xảy ra trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu vốn đã chịu tác động nặng nề bởi dịch Covid-19.
Anthony Fullbrook – chủ tịch khu vực Bắc Kỹ của OEC Group, nhận định đây là một rắc rối khủng khiếp. Ông nói: "Tình trạng thiếu thiết bị, không quan đã diễn ra. Sự kiện này sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn".
Reuters đưa tin, con tàu thuộc sở hữu của công ty Nhật Bản Shoei Kisen KK và các công ty bảo hiểm của Shoei Kisen KK có thể phải giải quyết các yêu cầu bồi thường từ Cơ quan quản lý kênh đào Suez do làm mất doanh thu từ ít nhất 30 tàu không thể giao hàng.