Những nhà lãnh đạo giỏi diễn thuyết không bao giờ quên 3 điều này

15/10/2018 15:30 PM | Kinh doanh

Người lãnh đạo không thể tránh khỏi việc phải diễn thuyết. Diễn thuyết là thời điểm quan trọng để người lãnh đạo bộc lộ và thử thách phong độ của mình.

Một nhà diễn thuyết nổi tiếng đã tóm gọn quá trình diễn thuyết thành ba câu như sau: "Hãy đứng dậy!" "Hãy nói chuyện!" "Hãy dừng lại!". Sau đây là những điều cụ thể bạn cần thực hiện nếu muốn thuyết trình xuất sắc như Steve Jobs hay những nhà lãnh đạo tài năng khác trên thế giới:

1. "Hãy đứng dậy!"

"Hãy đứng dậy" yêu cầu mỗi người khi diễn thuyết đều phải đứng trên bục diễn thuyết với thần thái uy nghiêm, tràn đầy tự tin, không được nhút nhát, rụt rè, tay chân luống cuống, đi lại mất tự nhiên. Một người sắp bắt đầu diễn thuyết, nếu như có thể đứng trên bục diễn thuyết một cách bình tĩnh, không hoảng hốt, không sợ hãi thì việc diễn thuyết của anh ta coi như đã có thể thành công được một nửa rồi.

2. "Hãy nói chuyện!"

Một người diễn thuyết sau khi đã "đứng dậy", thì chắc chắn sẽ phải bắt đầu cuộc nói chuyện một cách trôi chảy.

"Nói chuyện" ở đây chính là tiến hành diễn thuyết dựa theo trình tự đã định trước.

Ví dụ bạn là người diễn thuyết, vậy thì lúc này bạn là nhân vật chính trong hội trường đó, vì thế bài diễn thuyết của bạn cần phải đạt tới độ quyền uy.

Cũng có thể lúc đó bạn đã hơi hoảng hốt, chưa nói đến tiêu chuẩn "quyền lực và uy thế" mà ngay cả "phong cách thường ngày" bạn cũng khó mà đạt được. Cho dù như vậy thì lúc đó bạn cũng đừng thể hiện sự hoảng hốt trên nét mặt, hãy bắt đầu hít một hơi thật sâu và nói một cách cứng rắn, sau khi nói vài câu bạn sẽ có thể dần dần trấn tĩnh lại.

Khi bạn đang diễn thuyết, nhất định phải "rót" vào tai người nghe từng câu, từng chữ một cách rõ ràng, chỉ có như vậy thì mới có thể lôi kéo được sự chú ý của người nghe. Cho dù là một đoạn nội dung nào đó đòi hỏi chỉ có thể diễn thuyết với  giọng điệu trầm lắng, chậm rãi nhưng hãy cố gắng truyền lời nói của mình đến tất cả các góc của hội trường.

Khi diễn thuyết, bạn có thể quan sát được phản ứng của người nghe. Nếu họ yên lặng với vẻ thoải mái thì đó là họ đang chăm chú nghe cuộc nói chuyện của bạn; nếu họ tỏ ra nôn nóng, bất an hoặc nói chuyện riêng, thì bạn phải nhanh chóng kết thúc hoặc là chuyển sang chủ đề khác ngay lập tức.

3. "Hãy dừng lại!"

 "Dừng lại" chính là "kết thúc chủ đề". Sau khi bạn đã nói hết những điều mà bạn cần nói thì đương nhiên bạn phải dừng lại.

Một người diễn thuyết sẽ thất bại nếu không biết nên kết thúc buổi trò chuyện của mình khi nào và như thế nào. Hãy chọn một kết thúc ấn tượng và kết thúc khi người nghe vẫn còn đang hứng thú với những gì bạn nói. 

Sau khi phần diễn thuyết của bạn kết thúc, nếu có người tỏ vẻ nuối tiếc nói với bạn: “Tại sao anh lại kết thúc nhanh như vậy? Tôi thực sự muốn được nghe anh nói nữa.” Vậy thì cuộc diễn thuyết của bạn đã đạt đến một trình độ khá cao.

Yên Nhiên

Cùng chuyên mục
XEM