Ông trùm vé máy bay rẻ Airasia khó có thể tiếp tục bán vé kiểu 0 đồng nếu cứ theo chiến lược 'siêu tiết kiệm' như thế này?

28/02/2018 10:34 AM | Xã hội

Báo cáo tài chính cho thấy Airasia chỉ tốn 15% chi phí hoạt động cho các dịch vụ mặt đất như phí sân bay, phí điều hành mặt đất… Trong khi đó con số này lên tới gần 40% tại EasyJet và 30% tại Ryanair.

Hãng hàng không giá rẻ Air Asia đang bành trướng dữ dội ở Châu Á khi cổ phiếu của hãng này tăng mạnh hơn 33% kể từ đầu năm 2018.

Chi phí ngoài xăng dầu của Airasia hiện đang ở mức thấp nhất trong ngành. Số liệu của Bloomberg cho thấy với 1,73 Cent/ghế/km, chi phí của hãng thấp hơn 50% so với mức 3,59 Cent của Ryanair và chỉ bằng 1/6 so với chi phí của 3 hãng hàng không lớn nhất nước Mỹ.

Tuy nhiên, điều thú vị là báo cáo doanh thu của hãng này mới đây nhất thấp hơn 4,7% so với dự đoán, điều này làm dấy lên nghi ngờ về đà tăng trưởng bền vững của Air Asia. Vậy điều gì khiến hãng hàng không giá rẻ này khác biệt so với đối thủ nhiều đến như thế?

Ông trùm vé máy bay rẻ Airasia khó có thể tiếp tục bán vé kiểu 0 đồng nếu cứ theo chiến lược siêu tiết kiệm như thế này? - Ảnh 1.

Giá cổ phiếu Air Asia tăng mạnh từ đầu năm (Ringgit/cổ)

Điển hình của hàng không giá rẻ

Một số chi phí của Air Asia cũng giống như các hãng hàng không giá rẻ khác. Ví dụ như công ty này chỉ mua 1 loại máy bay là đời Airbus SE A320. Chiến lược này có thể giúp Air Asia ảnh hướng đến các hãng sản xuất máy bay để họ thiết kế theo nhu cầu của hãng với vị thế là khách hàng lớn.

Ngoài ra, việc chỉ sử dụng 1 loại máy bay khiến công ty nhận được đặc quyền giảm giá khi mua. Trong khi đó, Air Asia có thể cho thuê máy bay với các hãng hàng không khác để thu hồi lại chi phí mua. Gần 1/5 doanh thu trong báo cáo tài chính gần đây của hãng đến từ hoạt động cho thuê.

Ông trùm vé máy bay rẻ Airasia khó có thể tiếp tục bán vé kiểu 0 đồng nếu cứ theo chiến lược siêu tiết kiệm như thế này? - Ảnh 2.

Khoảng 1/5 doanh thu của Air Asia đến từ cho thuê máy bay

Thêm vào đó, Air Asia sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành đội bảo dưỡng, đào tạo nhân viên cho nhiều loại máy bay khác nhau so với các hãng hàng không khác. Hơn nữa, việc tránh những đường bay quốc tế quá dài khiến máy bay vận hành hiệu quả, liên tục đem lại lợi nhuận tối đa cũng như tránh được các rủi ro phát sinh như chi phí khách sạn qua đêm cho đội bay khi trễ chuyến.

Việc tiết kiệm tối đa các dịch vụ khi bay như chi phí vận chuyển hành lý, bữa ăn trên máy bay… không chỉ khiến Air Asia tiết kiệm được chi phí mà còn thúc đẩy doanh thu bán dịch vụ đi kèm. Doanh thu từ các khoản này chiếm tới 1/5 tổng doanh thu trong báo cáo mới nhất của Air Asia.

Điều làm nên sự khác biệt

Dẫu vậy, tất cả những điều trên cũng tương tự như các hãng hàng không giá rẻ khác. Điều khác biệt của Air Asia là hãng tiết kiệm được chi phí hạ tầng tốt hơn so với nhiều đối thủ. Báo cáo tài chính cho thấy hãng chỉ tốn 15% chi phí hoạt động cho các dịch vụ mặt đất như phí sân bay, phí điều hành mặt đất… Trong khi đó con số này lên tới gần 40% tại EasyJet và 30% tại Ryanair.

Ông trùm vé máy bay rẻ Airasia khó có thể tiếp tục bán vé kiểu 0 đồng nếu cứ theo chiến lược siêu tiết kiệm như thế này? - Ảnh 3.

Chi phí mặt đất của Air Asia là lợi thế khác biệt so với nhiều hãng giá rẻ khác

Tại Châu Á, điều này khá hợp lý khi nhiều sân bay vùng quê như Bintulu, Pontianak hay Hat Yai không thu phí nhiều như những sân bay đông đúc ở thủ đô Kuala Lumpur, Jakarta hay Bangkok. Bởi vậy những hãng hàng không như Air Asia có thể tiết kiệm chi phí khi thuê tại đây.

Một yếu tố nữa góp phần làm nên thành công của Air Asia là vị trí địa lý. Phần lớn khoảng cách giữa điểm đi và đến của các chuyến bay Châu Á thường khá dài so với các nước Phương Tây, nơi hàng không thậm chí chuyên trở hành khách giữa những nơi cực gần.

Bình quân, một hành khách của Air Asia bay khoảng 1.300km trong năm 2017, con số này của EasyJet là 1.100km và Ryanair là 1.200km.

Đây là một lợi thế bởi việc làm nóng động cơ, hạ cánh, cất cánh đều tiêu thụ lượng lớn nhiên liệu, qua đó tiết kiệm chi phí cho Air Asia. Chi phí nhiên liệu bình quân của hãng chỉ vào khoảng 0,95 Cent/ghế/km, mức thấp nhất trong ngành. Con số này là 1,4 Cent/ghế/km đối với EasyJet và 2,14 Cent/ghế/km với Ryanair.

Ông trùm vé máy bay rẻ Airasia khó có thể tiếp tục bán vé kiểu 0 đồng nếu cứ theo chiến lược siêu tiết kiệm như thế này? - Ảnh 4.

Chi phí nhiên liệu theo ghế/km của Air Asia thuộc hàng thấp nhất thế giới

Liệu có trường tồn?

Dẫu vậy, việc Air Asia có thể duy trì mô hình kinh doanh giá rẻ như vậy hay không vẫn còn chưa chắc chắn bởi khá nhiều chi phí của hãng không hề thấp so với đối thủ. Ví dụ chi phí nhân viên chiếm khoảng 14,4% doanh thu của Air Asia và chúng tương đối cao so với Ryanair.

Ngoài ra, chi phí khác cho đội bay khổng lồ của hãng cũng không nhỏ. Chi phí khấu hao chiếm tới gần 13% doanh thu trong 12 tháng tính đến tháng 9/2017, cao gấp đôi so với mức bình quân 91 hãng hàng không thu thập bởi Bloomberg.

Đặc biệt, thành công của Air Asia phụ thuộc rất lớn vào chi phí thuê rẻ tại mặt đất cũng như sự bùng nổ du lịch giá rẻ. Tuy nhiên, khi các sân bay không chống lại được sức hấp dẫn cho việc nâng mức giá thuê cao hơn như các khu vực khác, Air Asia sẽ gặp khó.

Băng Tâm

Cùng chuyên mục
XEM