Những cú lừa khét tiếng thời đại kỹ thuật số: Phần 2

09/08/2021 09:04 AM | Kinh doanh

Tiếp tục hé lộ một số câu chuyện về những phi vụ động trời trong thời đại kỹ thuật số và cách chúng tàng hình trong một thời gian dài.

Trong tuyển tập những tội phạm mạng lớn nhất trong thời đại kỹ thuật số trong ấn phẩm đặc biệt của Bloomberg, chúng ta sẽ được nghe về việc công ty Canada, từng phát minh ra nguyên mẫu iPhone đã phá sản như thế nào trước khi Apple giới thiệu iPhone 2G, làm thế nào mà hacker cướp bảo tàng mà không đụng đến vật trưng bày...

"Lưu lượng truy cập bất thường": Cách tin tặc Trung Quốc khiến công ty lớn nhất của Canada phá sản

Canada Nortel Networks Corp., có trụ sở tại Ottawa, vào những năm 2000 là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất với trụ sở 90.000 người. Theo tiêu chuẩn thời điểm đó, giá trị thị trường của nó là khoảng 250 triệu USD. Nortel đã phát triển thiết bị màn hình cảm ứng gần một thập kỷ trước iPhone đầu tiên.

Những cú lừa khét tiếng thời đại kỹ thuật số: Phần 2 - Ảnh 1.

Nortel Network

Trong những năm 1990, các quan chức an ninh Canada đã phát hiện ra "Lưu lượng truy cập bất thường". Các tài liệu từ Ottawa bằng cách nào đó đã bị rò rỉ sang Trung Quốc. Nhân viên dịch vụ đã tiếp cận Nortel Network để kiểm tra xem dữ liệu đang ở đâu, nhưng Nortel phớt lờ cảnh báo. Đến năm 2004, tin tặc đã xâm nhập được vào tài khoản của các vị trí đầu của tập đoàn, bao gồm cả hồ sơ của CEO Frank Dunn. Chính từ thư của anh ta, các tin tặc Trung Quốc đã lấy được các bài thuyết trình PowerPoint trong các cuộc họp khách hàng, dữ liệu phát triển sản phẩm, nghiên cứu, tính toán tài chính, tài liệu kỹ thuật, mã và nhiều hơn nữa.

Sử dụng tập lệnh Il.browse, những kẻ tấn công đã thao túng thông tin bí mật và chuyển tiếp nó đến một địa chỉ IP đã đăng ký với Shangai Faxian Corp. - một công ty vỏ bọc không có quan hệ kinh doanh với Nortel. Nortel Networks gần như không phản ứng với tội phạm mạng: Tất cả những gì nhân viên của công ty làm được lúc bấy giờ là thay đổi mật khẩu trên các tài khoản công ty. Các vụ hack tiếp tục xảy ra và vào năm 2009 khiến công ty dẫn đầu thị trường Canada bị phá sản.

Những cú lừa khét tiếng thời đại kỹ thuật số: Phần 2 - Ảnh 2.

Nguyên nhân phá sản là do Internet thời bấy giờ vẫn còn nhiều lỗ hồng, mà các hacker có thể lợi dụng được

Hiện vẫn chưa ai biết ai đã hack cơ sở dữ liệu của Nortel Network.

"Vụ cướp bảo tàng hoàn hảo": Làm thế nào mà tin tặc lấy được 3 triệu USD mà không cần chạm vào bức tranh

Hàng năm, Hà Lan tổ chức Hội chợ Mỹ thuật Châu Âu, nơi có 260 viện bảo tàng đấu giá và bán các tác phẩm trưng bày của họ. Năm 2018, Simon Dickinson của Phòng trưng bày London đã rao bán một bức tranh phong cảnh của họa sĩ người Anh John Constable có tên là Góc nhìn từ Hampstead Heath (1825).

Những cú lừa khét tiếng thời đại kỹ thuật số: Phần 2 - Ảnh 3.

Góc nhìn từ Hampstead Heath (1825)

Một số người tham gia buổi đấu giá ngay lập tức bày tỏ mong muốn mua bức tranh, nhưng không ai có đủ mãnh liệt và khát khao mua bức tranh nhiều như Arno Odding, Giám đốc Bảo tàng Nhà nước Hà Lan Twente. Vì thiếu tiền, Arnot Oding không thể hoàn tất cuộc mua bán thuật lợi, vì vậy ông đã ký một thỏa thuận với Dickinson. Bảo tàng Twente sẽ lấy bức cảnh quan của Constable và cam kết sẽ trả tiền ngay khi có tiền. Sau một thời gian, nhờ chính phủ Đức và một tổ chức nghệ thuật tư nhân, bảo tàng đã quyên góp được 3 triệu USD.

Những cú lừa khét tiếng thời đại kỹ thuật số: Phần 2 - Ảnh 4.

Bảo tàng Twente

Ngay khi Arno Odding chuẩn bị chuyển tiền, anh ta nhận được email từ Simon Dickinson với thông tin tài khoản ngân hàng mới. Giám đốc bảo tàng Hà Lan đã chuyển 3 triệu USD, nhưng khoản tiền đó không bao giờ đến được London. Hóa ra hòm thư điện tử của Dickinson đã bị tấn công: Tội phạm mạng tìm cách lấy tiền mà không hề đụng đến bức tranh. Các nhà điều tra chắc chắn rằng đây là một tội ác hoàn hảo trong lĩnh vực nghệ thuật, bởi vì đôi khi việc đánh cắp một tang vật khá dễ dàng, nhưng lại rất khó để lấy được tiền và bị phát hiện. Trong trường hợp này, những kẻ lừa đảo đã tránh được mọi khó khăn: Chúng chỉ đơn giản là hack thư, cung cấp dữ liệu không chính xác, nhận tiền và biến mất.

Những cú lừa khét tiếng thời đại kỹ thuật số: Phần 2 - Ảnh 5.

Hung thủ Hack mail gây án vẫn chưa được tìm ra

Đến nay, hung thủ gây án vẫn chưa được tìm ra. Bức tranh vẫn còn trong kho của Bảo tàng Nhà nước Twente, mặc dù Simon Dickinson nhất quyết đòi trả lại cho Phòng trưng bày London, vì ông chưa bao giờ nhận được tiền.

"Từ một đứa trẻ kén chọn trở thành người có ảnh hưởng toàn cầu": một blogger đến từ Nigeria kiếm tiền từ tài khoản ngân hàng như thế nào?

Ramon Abbas, hay được biết đến trên mạng với tên @hushpuppi, là một blogger người Nigeria với 2,5 triệu người xem. Luôn khoe khoang và tự hào về sự giàu có của mình.

Những cú lừa khét tiếng thời đại kỹ thuật số: Phần 2 - Ảnh 6.

Ramon Abbas

Bức ảnh của blogger này cho thấy rất nhiều xe hơi sang trọng và những thứ hàng hiệu, nhưng quan trọng nhất là những câu nói truyền cảm hứng, trong đó anh ấy tự định vị mình là một người đàn ông tự mình đạt được mọi thứ và từ một "đứa trẻ bất hạnh đến từ Nigeria" đã trở thành một "người có ảnh hưởng toàn cầu".

Những cú lừa khét tiếng thời đại kỹ thuật số: Phần 2 - Ảnh 7.

Ramon Abbas và bộ siêu tập siêu xe

Điều duy nhất mà Ramon không bao giờ viết blog là nguồn thu nhập của mình. Các tin đồn bắt đầu xuất hiện trên mạng: Nhiều người tin rằng người có ảnh hưởng này đang kiếm tiền một cách không trung thực. Abbos đã bác bỏ những tin đồn đó, viết lên Instagram rằng đó là những lời lẽ từ những người ghen tị anh. Các đặc vụ FBI đã tìm ra cách mà blogger này kiếm nhiều tiền đến thế. Hóa ra, Abbas và những người bạn đã liên tục thực hiện các cuộc tấn công BEC (Business Email Compromise, nói cách khác là gian lận bằng cách sử dụng tài khoản hòm thư công ty).

Những cú lừa khét tiếng thời đại kỹ thuật số: Phần 2 - Ảnh 8.

Kèm theo là túi đồ hàng hiệu đắt tiền

Một tòa án liên bang California đã đệ đơn cáo buộc Ramon và đồng phạm của anh ta, Caleb Alaumari, vì hành vi trộm cắp 923.000 USD. Xuất hiện giao dịch tới tài khoản do Abbas kiểm soát tại ngân hàng Chase của Mỹ từ một công ty luật ở New York. Trợ lý pháp lý phải thực hiện một giao dịch trong Ngân hàng Citizen Bank vào tài khoản của khách hàng, nhưng khi cô hỏi khách chuyển tiền đi đâu, thì họ đã gửi chi tiết tài khoản Chase của cô qua đường bưu điện. Mặc dù mọi thông tin đều trùng khớp, nhưng cô gái hoàn toàn không giao tiếp với khách hàng của công ty luật đó mà là với một trong những người của Ramon Abbas. Hơn một phần 3 số tiền được gửi đến Canadian Imperial Bank of Commerce, phần còn lại vào các tài khoản ngân hàng khác. Vào ngày 17/10, Abbas được cho là đã gửi một ảnh chụp màn hình xác nhận việc chuyển tiền cho đồng phạm của mình, Caleb Alaumari, nhưng đang ở trên một máy bay không có mạng. Vào thời điểm máy bay của anh ấy hạ cánh và có kết nối, cảnh sát đã đợi blogger - bức ảnh được hứa hẹn sẽ không bao giờ đến tay người nhận.

Những cú lừa khét tiếng thời đại kỹ thuật số: Phần 2 - Ảnh 9.

Blogger này hiện đã bị bắt

Cuộc tấn công này không phải là lời buộc tội duy nhất chống lại blogger. Anh ta cũng được cho là có liên quan đến vụ trộm 14,7 triệu USD từ Maltese Bank of Valletta, một ngân hàng thương mại và đầu tư có văn phòng ở khắp châu Âu. Vào tháng 1/2019, theo yêu cầu của đồng phạm của mình là Alaumari, Abbas đã tìm thấy một số tài khoản ở châu Âu có thể đáp ứng một cách an toàn khoản chuyển khoản 6,1 triệu USD cho những kẻ lừa đảo tấn công Valletta. Khi một nhân viên ngân hàng mở một tin nhắn đã nhận được, tin tặc đã có được quyền truy cập vào hệ thống thanh toán an toàn và thực hiện chuyển khoản.

Những cú lừa khét tiếng thời đại kỹ thuật số: Phần 2 - Ảnh 10.

Cùng 3 đồng phạm của mình

Hiện Ramon Abbas phải đối mặt với án tù 20 năm.

Ivan Lê

Cùng chuyên mục
XEM