Những "bóng ma" tồn tại giữa lòng Nhật Bản: Căn nguyên khiến tất cả sởn gai ốc

19/12/2021 08:30 AM | Xã hội

Mỗi năm, khoảng một trăm nghìn người Nhật biến mất không dấu vết. Nhưng họ không phải qua đời hay bị bắt cóc mà đơn giản là “biến mất” hoàn toàn toàn theo đúng nghĩa đen của nó.

 Những bóng ma tồn tại giữa lòng Nhật Bản: Căn nguyên khiến tất cả sởn gai ốc - Ảnh 1.

Ở Nhật Bản , chính sách về quyền riêng tư khiến "Johatsu" trở thành một hiện tượng phổ biến.

Đôi khi trong cuộc sống, gặp quá nhiều áp lực và sống gió, mọi người cũng thường lựa chọn giải pháp "biến mất" khỏi cuộc sống bình thường. Tuy nhiên, không ở đâu hiện tượng này lại phổ biến như ở Nhật Bản, một quốc gia thậm chí đã nghĩ ra một thuật ngữ cho hiện tượng này - "Johatsu".

"Những người bốc hơi", họ là ai?

 Những bóng ma tồn tại giữa lòng Nhật Bản: Căn nguyên khiến tất cả sởn gai ốc - Ảnh 2.

Cuộc sống tạm bợ của những "Johatsu". Ảnh: Stephane Remael

Hồi năm 2016, nhà báo Lena Mauger và nhiếp ảnh gia Stephane Remael đã khiến thế giới dậy sóng và có cái nhìn thấu cảm hơn về cuộc sống ở Nhật khi họ phô bày rõ những thân phận "biến mất" này – những con người vẫn được gọi là "Johatsu" trong tiếng Nhật, tức là "những người bốc hơi".

Trong tập sách có tựa đề tiếng Anh "The Vanished" (Biến mất), cả hai đã khám phá ra những khuôn mặt con người đằng sau hiện tượng này thông qua phóng sự, ảnh và các cuộc phỏng vấn với những người đã ra đi, những người ở lại và những người giúp dàn dựng các vụ mất tích.

Nhiệm vụ của họ để tìm hiểu những câu chuyện của Johatsu ngoài đời thực bởi Mauger - vốn là một nhà báo Pháp cảm thấy khá lạ lùng. Bởi cô cho rằng, để "bốc hơi" trong một xã hội hiện đại như Nhật Bản, với đủ mọi nền tảng kĩ thuật có thể theo dõi nhân dạng và những ràng buộc xã hội phức tạp, thì không phải là chuyện dễ dàng.

Và thật sự thì tất nhiên khi quyết định từ bỏ tất cả để "bốc hơi", cuộc sống của họ cũng chẳng dễ dàng gì. Nhưng trên thực tế thì mỗi năm ở Nhật, vẫn có đến cả trăm ngàn những người bốc hơi như vậy.

Họ chọn cách sống ẩn dật, xa lánh xã hội vì rất nhiều lý do khác nhau.

Nợ nần, thất nghiệp, ly hôn

 Những bóng ma tồn tại giữa lòng Nhật Bản: Căn nguyên khiến tất cả sởn gai ốc - Ảnh 3.

Sự xấu hổ khi phải gánh nặng nợ nần cho gia đình, phải ly hôn, hoặc thậm chí mất việc…với nhiều người Nhật là "không thể chịu đựng được".

"Những người bốc hơi" thường bị thúc đẩy bởi cảm giác xấu hổ và vô vọng.

Theo tờ Oddity Central, những lý do phổ biến nhất chính xác là những lý do mà hầu hết mọi người đang nghĩ đến: những khoản nợ không thể xóa, những mối quan hệ không tình yêu và văn hóa làm việc nổi tiếng khắc nghiệt của Nhật Bản.

Nhưng có một số yếu tố văn hóa nhất định khiến những lý do này ở Nhật Bản trở nên nghiêm trọng hơn nhiều so với bất kỳ nơi nào khác.

Sự xấu hổ khi phải gánh nặng nợ nần cho gia đình, phải ly hôn, điều vốn luôn rất hiếm ở quốc gia châu Á này, hoặc thậm chí mất việc… với nhiều người Nhật là "không thể chịu đựng được".

Điều này chỉ khiến họ có rất ít lựa chọn - tự tử thay vì sống với sự xấu hổ, tự làm việc cho đến chết, hoặc trở thành "Johatsu".

Nhà xã hội học Nhật Bản Hiroki Nakamori, đã nghiên cứu hiện tượng "Johatsu" này ở Nhật Bản trong nhiều năm. Ông nói với BBC rằng, thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng ở Nhật Bản từ những năm 1960, khi mọi người nhận ra rằng, điều dễ dàng nhất để giải quyết vấn đề cho bản thân và gia đình trước những áp lực tưởng chừng không thể vượt qua trong cuộc sống là… chỉ cần biến mất khỏi cuộc sống.

Nakamori nói: "Ở Nhật, việc ‘bốc hơi’ cũng dễ dàng hơn. Cảnh sát sẽ không can thiệp cuộc sống riêng tư của người dân trừ khi có lý do khác như phạm tội hoặc tai nạn". Theo ông "tất cả những gì gia đình có thể làm là phải bỏ ra rất nhiều tiền để thuê thám tử tư. Hoặc chỉ cần chờ đợi. Đó là tất cả".

Vấn đề phố biển ở Nhật do chính sách quyền riêng tư?

 Những bóng ma tồn tại giữa lòng Nhật Bản: Căn nguyên khiến tất cả sởn gai ốc - Ảnh 4.

Một tài xế Shou Hatori chuyên chở các johatsu biến mất vào ban đêm. Ảnh: Stephane Remael)

Quyền riêng tư là một vấn đề lớn ở Nhật Bản, vì vậy những người quyết định trở thành "Johatsu" hầu như có thể ẩn mình mà không lo bị phát hiện.

Miễn là muốn rời xa cuộc sống mà bản thân đang cố gắng trốn thoát, không cần bận tâm về việc bị phát hiện qua camera giam sát hoặc sử dụng thẻ tín dụng tại các máy ATM. Các thành viên trong gia đình không thể truy cập video bảo mật và các giao dịch ATM cũng không bao giờ bị theo dõi.

"Tôi biết có những kẻ theo dõi – nên thông tin được bảo mật tuyệt đối. Có lẽ đây là một luật cần thiết. Nhưng những tên tội phạm dễ dàng trốn thoát, và những bậc cha mẹ đã không thể tìm kiếm những đứa con "bốc hơi". Tất cả đều được đối xử như nhau do được bảo vệ bởi quyền riêng tư".

"Chuyện gì vậy chứ?" - mẹ của một Johatsu 22 tuổi nói. "Với luật hiện hành, vì không có tiền, tất cả những gì tôi có thể làm là kiểm tra xem thi thể tìm được có phải là con trai tôi hay không. Đó là điều duy nhất còn lại đối với tôi", người mẹ này nói thêm.

Hiện tượng "Johatsu" phổ biến ở Nhật Bản đến mức có cả những công ty chuyên giúp người bốc hơi. Được gọi là dịch vụ "vận chuyển ban đêm" hoặc "cửa hàng bay qua đêm", các công ty này hỗ trợ các "Johatsu" lập kế hoạch biến mất và cũng cung cấp chỗ ở tạm thời tại các địa điểm bí mật.

Chủ một dịch vụ vận chuyển vào ban đêm nói với tạp chí Time rằng tùy thuộc vào số tài sản mà khách hàng muốn mang theo khi biến mất, khoảng cách họ muốn cất giấu và thời điểm "bốc hơi", giá của hoạt động này dao động trong khoảng 50.000 yên (450 USD) đến 300.000 yên (2.600 USD).

Nếu dẫn theo trẻ em hoặc những người muốn đi trốn nợ thì có thể giá cao hơn nữa. Một chủ sở hữu công ty kiểu này tuyên bố đã giúp từ 100 -150 người trở thành "Johatsu" mỗi năm.

Đối với những người không có khả năng chi trả cho các dịch vụ giúp vận chuyển như vậy, hoặc chỉ muốn làm mọi việc một mình, họ có thể tìm đến các hướng dẫn về "Johatsu" qua mạng internet với các tiêu đề như Perfect Vanishing: Reset Your Life hoặc The Complete Manual of Disappearance.

Nam Anh

Từ khóa:  Xã hội học
Cùng chuyên mục
XEM