Những bài học từ Lá thư năm 2014 Warren Buffett gửi cho cổ đông

24/02/2017 16:18 PM | Kinh doanh

Lá thư năm 2014 của Warren Buffett đặc biệt không chỉ đánh dấu 50 năm Warren Buffet cầm lái tại Berkshire, mà nó còn tiết lộ những lời khuyên đắt giá của Charlie Murgerr cũng như tầm nhìn của Berkshire cho 50 năm tiếp theo.

1. Giá cả và Giá trị

Bạn nên trả bao nhiêu cho cổ phiếu của một công ty? Mỗi ngày thị trường chứng khoán luôn sôi động với các lệnh mua bán và các mức giá được đưa ra cho hàng nghìn công ty, nhưng bạn có thực sự hiểu được là liệu giá trên sàn giao dịch là quá thấp hay quá cao?

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa giá cả và giá trị, và họ cho rằng cổ phiếu này đắt hơn cổ phiếu kia bằng việc so sánh giá thị trường của chúng.

Để thành công như một nhà đầu tư thực thụ, Ben Graham – thầy Warren Buffett, từng nói: Bạn phải có khả năng định giá giá trị thực sự của một doanh nghiệp, và điều đó khác hoàn toàn với giá của cổ phiếu trên thị trường.

Theo ông, giá cả (price) là giá thị trường (đang được giao dịch trên sàn), còn giá trị (value) là thứ mà bạn nhận lại được trong tương lai.

Đối với Graham, giá trị thực sự của một doanh nghiệp được định giá dựa trên báo cáo tài chính, cụ thể là bản cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Ông ấy cũng tin rằng: giá trị thực của của bất kỳ một loại tài sản nào sẽ được thể hiện bởi các yếu tố định lượng và giá cả có xu hướng xoay quanh giá trị thật của doanh nghiệp.

2. Cắt lỗ

Chứng khoán là “trò chơi” của những sai lầm, nên việc mắc sai lầm trong đầu tư chứng khoán là một điều bình thường. Tuy nhiên, quan trọng hơn là sớm nhận ra sai lầm, và nhanh chóng sửa sai và cắt bỏ những khoản đầu tư thua lỗ thay vì cố gắng “gỡ” tiền theo cùng một cách mà bạn đã thua lỗ. Trong bức thư, Buffett chia sẻ kinh nghiệm về việc cắt lỗ của mình trong gã bán lẻ khổng lỗ Tesco.

"Cuối năm 2012 chúng tôi sở hữu 415 triệu cổ phiếu Tesco, nhà bán lẻ thực phẩm hang đầu của nước Anh. Chi phí cho vụ đầu tư đó là 2,3 tỷ đô la, và giá thị trường cũng bằng đó. Trong năm 2013, tôi nhận ra một sai lầm trong cung cách quản trị của công ty và bán 114 triệu cổ phiếu, khi đó lãi 43 triệu đô. Sự chần chừ và do dự của tôi trong bán nhanh khoản đầu tư đó sau này phải trả giá đắt. Trong suốt năm 2014, các vấn đề của Tesco bắt đầu phát sinh và ngày một xấu đi. Cổ phiếu của ông ty liên tục giảm, biên lợi nhuận của công ty bị thu hẹp, và các rắc rối kế toán xuất hiện.

Điều mà tôi rút ra được là: Trong thế giới kinh doanh, tin xấu sẽ thường xuyên và liên tiếp xuất hiện nối đuôi nhau, giống như “gián chạy trong bếp nhà bạn, và theo thời gian nó sẽ luôn chạy theo đàn và bạn sẽ lại gặp những con gián khác”.

3. Trong dài hạn đầu tư cổ phiếu lãi hơn trái phiếu

Trái phiếu, thường được coi là nơi "an toàn" của nhà đầu tư chưa bao giờ đầu tư vào thị trường chứng khoán, hoặc những người đã mất rất nhiều tiền vào cổ phiếu. Những người này luôn coi thị trường chứng khoán là 'rủi ro’ trong dài hạn do không có khả năng kiếm được mức lợi nhuận để đánh bại lạm phát. Đã có những bằng chứng trong quá khứ, ví dụ bối cảnh Ấn Độ, nơi mà người dân đã bị mất sức mua bằng duy trì việc đầu tư vào trái phiếu thay vì cổ phiếu. Mặt khác, những người đã đầu tư vào các doanh nghiệp có chất lượng tốt và đã “ngồi im” cho 10-20 năm đã gặt hái được phần thưởng lớn về lợi nhuận. Buffett đưa dự đoán trong lá thư của ông rằng cổ phiếu sẽ tiếp tục duy trì sự an toàn hơn so với trái phiếu trong thời gian dài.

Một bằng chứng không thể chối cãi được là từ năm mươi năm qua, đầu tư vào cổ phiếu luôn an toàn hơn đầu tư vào trái phiếu, vì giá trị của nó được gắn liền với đồng đô la Mỹ. Điều đó cũng được khẳng định trong hơn nửa thể kỷ qua (bao gồm cả cuộc Đại khủng hoảng và 2 cuộc chiến tranh thế giới). Và chúng ta có thể khẳng định nó chắc chắn sẽ được lặp đi lặp lại trong thế kỷ tới.

4. Biến động giá thị trường không phải là rủi ro

Nguy cơ duy nhất trong đầu tư là vĩnh viễn mất vốn, tuy nhiên điều này lại rất khác với biến động giá cổ phiếu. Theo đó, một biến động đi xuống trong ngắn hạn không phải là một vấn đề lớn, bạn có thể tiếp tục nắm giữ cổ phiếu. Còn một sự mất mát vĩnh viễn - mà không có sự phục hồi - có thể xảy ra đối với một trong hai lý do: (a) các nhà đầu tư bán trong giai đoạn thị trường đi xuống – có thể vì một mất niềm tin; nhu cầu tài chính…, hoặc (b) khoản đầu tư chính nó là không thể phục hồi vì lý do cơ bản.

Trong bức thư của mình, Buffett nhấn mạnh "trên thực tế chúng tôi không xem xét biến động đồng nghĩa với rủi ro, và do đó chúng tôi không sợ hãi khi giá cổ phiếu đi lên và xuống, đặc biệt là xuống".

Giá cổ phiếu sẽ dễ bị bốc hơi hơn là việc nắm giữ tiền mặt. Tuy nhiên, về lâu dài, nắm giữ tiền luôn rủi ro hơn các nắm giữ cổ phiếu. Việc nắm giữ cổ phiếu rủi ro nếu bạn cố tình đa dạng hoá danh mục của mình sang những cổ phiếu mà mình không hiểu. Bài học như vậy đã không được giảng dạy trong các trường kinh doanh, nơi biến động thị trường luôn được sử dụng như đo lường cho mức độ rủi ro. Mặc dù biến động sẽ tăng sự thú vị trong việc giảng dạy, nhưng đó lại là một sai lầm chết người. Biến động là không đồng nghĩa với rủi ro. 2 thuật ngữ phổ biến này lại được đánh đồng làm sinh viên, các nhà đầu tư và các CEO lạc lối.

Nếu nhà đầu tư lo sợ biến động giá cả, và coi nó như là công cụ để đo lường rủi ro và họ kết thúc những thứ mà họ cho là rủi ro thì thật là mỉa mai.

Nhớ lại, có chuyên gia sáu năm trước than vãn giá cổ phiếu giảm và khuyên đầu tư vào trái phiếu kho bạc "an toàn", chứng chỉ tiền gửi ngân hàng. Những người nghe theo lời khuyên này bây giờ đều đã kiếm được một ít cho các khoản tiền mà họ đã từng dự kiến cho kế hoạch về hưu thoải mái của mình.

Nếu bạn không để cho những biến động giá cả làm bạn sợ hãi, bạn có thể yên tâm tự đầu tư với một khoản lợi nhuận tốt cho cuộc sống bằng cách đơn giản là mua một quỹ chỉ số chi phí rất thấp mà mà cổ tức sẽ có xu hướng tăng trong những năm qua cho dù thị trường lên hay xuống.

5. Nắm giữ dài hạn

Đây là bài học lớn nhất những nhà đầu tư như chúng ta có thể rút ra từ Buffett trong suốt 50 năm điều hành tại Berkshire. Trong suốt thời gian đó, Berkshire đã thực sự làm giàu cho cổ đông của mình với tốc độ hàng năm đạt 21,6%. Thành tích này thậm chí còn “kinh ngạc” hơn khi xem xét khoản đầu tư dồn tích trong 50 năm. Bài học rút ra từ đây là đó chính là sức mạnh của “t” (time) "thời gian" là một biến quan trọng nhất trong công thức lãi kép, thậm chí mạnh mẽ hơn 'r' hoặc tỉ suất lợi nhuận. Tất nhiên, bạn phải kiếm được một lợi nhuận khá, nhưng vấn đề là bạn chỉ trở nên giàu có nếu bạn duy trì được mức sinh lợi “khá” đó liên tục trong khoảng thời gian 20-30 năm.

Hãy xem xét bài toán đơn giản này - Nếu bạn muốn nhân 100 lần tiền của bạn trong 25 năm, bạn muốn đầu tư để với tỷ suất sinh lãi lại 20% mỗi năm. Nói cách khác, Rs1 tăng trưởng 20% ​​mỗi năm tăng lên Rs 100 sau 25 năm, không bao gồm tất cả cổ tức. Nhưng nếu bạn bán cổ phiếu này sau 20 năm (thay vì nắm giữ thêm 5 năm), bạn sẽ nhận được chỉ là Rs 40. Rs 60 sẽ chỉ đến giữa 21 và 25 năm.

Đó là sức mạnh của lãi kép. Bạn càng để cho tiền của bạn sinh sôi càng lâu, thì bạn sẽ càng lợi nhuận thu được càng tăng lên nhanh chóng.

Phần lớn tài sản của Buffett có được sau 60 tuổi, và nó tạo ra điểm bùng nổ.

Theo Tân Đức Hoàng

Cùng chuyên mục
XEM