Nhìn lại năm 2019 qua những hình ảnh đầy xúc động
Thi thể 2 cha con người nhập cư nổi trên mặt nước; hình ảnh bé gái kẹt dưới đống đổ nát sau một vụ tấn công ở Syria hay biểu tình ở Hồng Kông là những hình ảnh để lại nhiều cảm xúc trong năm 2019.
Chiếc máy bay chở hàng gặp nạn lúc hạ cánh tại sân bay Fath, Karaj, Iran hôm 14/1. Toàn bộ 15 người có mặt trên chiếc phi cơ đều tử nạn.
Thường dân tháo chạy khỏi khu tổ hợp khách sạn tại Nairobi, Kenya sau khi những kẻ vũ trang tiến hành vụ tấn công làm 21 người thiệt mạng hôm 15/1. Lực lượng phiên quân Somali Al-Shabaab nhận trách nhiệm cho vụ tấn công.
Lực lượng cứu hộ nghỉ lấy hơi khi tìm kiếm những người gặp nạn trong thảm họa vỡ đập chết chóc ở Brumadinho, Brazil hôm 28/1. Hàng chục người đã thiệt mạng khi đập chứa bùn thải một khu mỏ sắt đột ngột vỡ vụn, tạo thành cơn lũ bùn đáng sợ.
Hasna'a Qatran, 6 tuổi, nằm cạnh thi thể em gái 3 tuổi trong lúc chờ được giải cứu khỏi đống đổ nát ngày 26/2. Một vụ đánh bom đã cướp đi sinh mạng của nhiều người ở Khan Sheikhoun, Syria, trong đó có em gái và em họ của cô bé tội nghiệp. Bức ảnh được Anas al-Dyab, tình nguyện viên của Tổ chức có tên Mũ bảo hiểm trắng, chụp lại. Al-Dyab cũng thiệt mạng trong một vụ không kích vào tháng 7 cùng năm ở tuổi 23.
Thân nhân một nạn nhân trên chuyến bay ET302 của hãng hàng không Ethiopian Airlines tự ném đất vào mặt khi làm lễ tưởng niệm ở Bishoftu, Ethiopia hôm 14/3. Chiếc Boeing 737 Max gặp nạn vài phút sau khi cất cánh, khiến toàn bộ 157 người thiệt mạng. Lỗi thiết kế được cho là nguyên nhân gây ra 2 vụ tai nạn thảm khốc trong vòng vài tháng với máy bay của Boeing.
Khói và lửa bao trùm nóc Nhà thờ Đức bà ở thủ đô Paris, Pháp ngày 15/4. Công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới với tuổi đời 850 năm đã bị thiêu rụi gần như hoàn toàn phần nóc.
Đống đổ nát còn lại sau khi trận bão có tên Kenneth quét qua Pemba, Mozambique hôm 1/5. Đây là cơn bão mạnh thứ 2 quét qua châu Phi trong vòng 5 tuần.
Anailin Nava, 2 tuổi, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Cậu bé sống trên đảo Toas, Venezuela. Các cuộc cấm vận của Mỹ đã để lại tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng ở quốc gia Mỹ - Latin, nơi vốn là một cường quốc dầu mỏ. Thiết hụt thực phẩm, thuốc men khiến cuộc sống ở đây chẳng khác gì địa ngục.
Anailin Nava, 2 tuổi, bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng. Cậu bé sống trên đảo Toas, Venezuela. Các cuộc cấm vận của Mỹ đã để lại tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng ở quốc gia Mỹ - Latin, nơi vốn là một cường quốc dầu mỏ. Thiết hụt thực phẩm, thuốc men khiến cuộc sống ở đây chẳng khác gì địa ngục.
Người dân Dải Gaza ăn lễ Ramada bên cạnh những tòa nhà bị phá hủy bởi các cuộc không kích của Israel hôm 18/5.
Các nhà leo núi xếp hàng lên đỉnh Everes, nóc nhà thế giới hôm 22/5. Tình trạng ách tắc là nguyên nhân khiến nhiều nhà leo núi thiệt mạng.
Bức ảnh được chụp từ Trạm vũ trụ Quốc tế ISS khi núi lửa Raikoke trên Thái BÌnh Dương phun trào hôm 22/6.
Thi thể hai cha con người nhập cư nổi bên bờ sông gần Matamoros, Mexico hôm 24/6. Bất chấp nguy hiểm, hàng nghìn người nhập cư đang chọn những cách nguy hiểm nhất để vào Mỹ để tìm miền đất hứa. Tuy nhiên, rất nhiều người bỏ mạng trên những hành trình ấy, trong đó có cha con Oscar Alberto Martínez.
Những gì còn sót lại sau vụ đánh bom tiệc cưới làm 63 người chết và 182 người bị thương ở Kabul, Afghanistan hôm 17/8. Đám cưới, vốn luôn nằm ngoài phạm vi tấn công khủng bố, đã không còn là nơi an toàn. IS nhận trách nhiệm cho vụ tấn công.
Ảnh chụp từ trên không về vụ cháy rừng lịch sử tại Amazon hôm 23/8. Tình trạng cho phép đốt rừng lấy đất nông nghiệp đang hủy hoại lá phổi xanh của thế giới.
Cảnh sát chĩa súng về phía một người biểu tình ở Hồng Kông hôm 25/8. Đây cũng là một trong những đêm bạo lực nhất kể từ khi biểu tình nổ ra ở đặc khu hành chính này.
Núi lửa phun trên đảo White, New Zealand hôm 9/12. Việc phớt lờ những cảnh báo khiến 16 người thiệt mạng khi cố quan sát hoạt động của ngọn núi lửa này.