Nhiều năm sống khổ dồn tiền mua đất để ở, vừa nghe người ta hô giá cao lại bán ngay, tưởng 'trúng mánh' nhưng hóa ra lỗ nặng

28/03/2023 14:25 PM | Sống

"Chỉ sau 1 tháng bán nhà, bỗng dưng tôi từ người thắng trở thành kẻ thua, tính ra mới thấy mình lỗ nặng", người đàn ông cho biết.

‏Có một thực tế đó là đi đâu, ngồi đâu, người ta cũng dễ dàng nghe thấy những câu chuyện mua đất, bán nhà, rồi đổi đời giàu có. Người có tiền bỏ vào đất, không có thì vay mượn rồi cũng đổ vào đất. Có người dư được đồng nào là ném vào đất đồng đó, thậm chí chấp nhận sống trong nghèo khổ, thiếu thốn, chẳng dám ăn, dám mặc, chẳng dám chữa bệnh khi đau ốm, để dồn hết tiền vào đất. ‏

‏Gia đình ông Chen (51 tuổi, ở Chiết Giang, Trung Quốc) là một ví dụ. Cả nửa đời ông chỉ làm công ăn lương, khi có thời gian rảnh rỗi thì nhận làm thêm để gia tăng thu nhập, với ước mơ sở hữu được một ngôi nhà mặt đất, an hưởng tuổi già. Vì thế, lúc nào gia đình cũng chấp nhận sống tiết kiệm, không bao giờ tiêu xài hoang phí. Ông và vợ chưa một lần đi du lịch vì lo sợ chi phí đắt đỏ.‏

‏Ở ngưỡng cửa U50, cuối cùng gia đình ông Chen cũng mua được một ngôi nhà theo đúng ý mình, nằm ở vùng ngoại ô nhưng không quá xa trung tâm thành phố. Những tưởng mọi thứ sẽ yên ả, cuộc đời hạnh phúc hơn.‏

‏Nhưng mới chỉ sống ở đây được 1-2 năm, giá nhà xung quanh đây bắt đầu tăng lên một mức độ nhất định. Ban đầu, khi mua nhà, ông Chen mất khoảng 1,2 triệu NDT thì nay, nếu tính theo giá trị trong vùng, ngôi nhà đã tăng tới 1,7 triệu NDT.‏

‏Ngày nào cũng thấy có người tới hỏi mua đất, hàng xóm xung quanh cũng lần lượt bán nhà, cầm cả đống tiền vào thành phố ăn sung mặc sướng, vợ chồng ông Chen lại suy nghĩ rất nhiều.‏

‏Cuối cùng, khi giá nhà đất lại tiếp tục tăng nhẹ, nhiều người hỏi mua với mức giá 1,9 triệu NDT, ông Chen đã "chớp lấy cơ hội" và nhanh chóng bán đi căn nhà.‏

photo-1679977608163

‏Thực tế, sự lựa chọn của gia đình ông Chen hoàn toàn không sai. Dù sao, không ai có thể đảm bảo rằng sau này giá nhà sẽ đạt đến mức như vậy, nhất là đối với khu vực ngoại ô. Hiếm khi nào người ta thấy giá nhà tăng liên tục trong vài năm, vì vậy, họ cho rằng mình "bán đỉnh" cũng rất hợp lý. Theo logic mà nói, họ nên cảm thấy mình rất may mắn, nhưng thực tế lại hoàn toàn ngược lại.‏

‏Rất nhiều người từng bán nhà theo cơn sốt đều tỏ ra tiếc nuối sau một thời gian. Thậm chí có người còn nói mình "lỗ nặng", "mất trắng". Rõ ràng là bán nhà khi giá cao, sao bây giờ lại tiếc, nguyên nhân của việc này là gì?‏

‏Lý do khiến không ít người hối hận là vì đã lỡ tiêu xài phung phí hoặc đầu tư lung tung. Khi có một khoản tiền lớn trong tay, họ thường đánh mất lối sống kỷ luật ban đầu. Một số thì đầu tư tiền vào các lĩnh vực khác nhau với mong muốn có thể thu được lợi nhuận gấp bội, nhưng đáng buồn là họ không làm được. Cuối cùng, khoản tiền trong tay bị tổn thất nặng nề.‏

photo-1679977613534

‏Bản thân ông Chen thuộc một trường hợp khác. Ông tiết kiệm đã nửa đời nên không bao giờ chi tiêu quá mức, cũng không tham gia đầu tư bên ngoài. Do đó, ông chỉ cầm tiền rồi tập trung tìm nhà. Nhưng mọi chuyện cũng chẳng thuận lợi.‏

‏"Bán ngôi nhà đó thì hời thật đấy, nhưng không ai ngờ giá nhà vẫn tiếp tục tăng một thời gian dài sau đó. Với số tiền 1,9 triệu NDT trong tay, thế mà chúng tôi lại không thể mua được một ngôi nhà khác có điều kiện tương đương", ông Chen nói. "Trừ khi chúng tôi đi về vùng ngoại ô xa hơn nữa, nhưng thế thì quá bất tiện."‏

‏"Thấy giá nhà cao, chúng tôi bảo nhau đợi thêm một thời gian nữa. Nhưng càng đợi, tiền bạc của mình càng ít, mà giá nhà vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt. Cuối cùng, cả nhà đành quyết định mua một ngôi nhà cũ với diện tích nhỏ hơn rất nhiều", ông bày tỏ sự hối tiếc.‏

photo-1679977615892

‏Lúc đầu nhìn lại, những người bán nhà trong thời kỳ giá nhà đất cao thường nhận được rất nhiều ánh mắt ghen tị, ngưỡng mộ. Sau một thời gian, hoàn cảnh của họ lại trở nên xấu hổ hơn. Vì vậy, nhìn chung có 2 điểm mọi người cần lưu ý:‏

‏Trước hết, sau khi lấy tiền bán nhà, đừng đầu tư một cách mù quáng. Nếu bạn có hiểu biết sâu sắc về một ngành nào đó, có những người bạn hoặc người tư vấn chuyên nghiệp dẫn dắt, có đủ kế hoạch đảm bảo an toàn cho quyết định "xuống tiền" của mình, thì lúc đó bạn mới nên đầu tư.‏

‏Nhưng trong phần lớn trường hợp, nếu nguồn tin của bạn chỉ đến từ việc "nghe nói", "người ta bảo rằng"... thì tốt nhất không nên tham gia. Đừng quá tin tưởng vào những gì người khác nói về giấc mơ "đổi đời", những nhận xét của họ không có bất kỳ giá trị tham khảo nào, có thể là những lời đàm tiếu vô căn cứ, không đáng để bạn đầu tư mù quáng.‏

‏Điểm thứ hai cần chú ý là đừng ra quyết định mua - bán nhà vội vàng. Thị trường bất động sản có thể biến động liên tục, hôm nay tăng, ngày mai giảm. Nếu bạn mới chỉ có một ngôi nhà duy nhất, giờ vội vàng bán đi, sau đó vẫn phải vội vàng đi mua một ngôi nhà khác. Đây chính là ra hang cọp, lại vào hang sói?‏

‏Nếu bạn không có thêm bất động sản đứng tên hay nơi cư trú ổn định thì nên suy xét thật kỹ khi quyết định bán nhà. Xét cho cùng, ngôi nhà không chỉ nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sinh sống của bản thân, mà còn là tổ ấm, là nơi cất chứa nhiều kỷ niệm của cả gia đình.‏

‏*Nguồn: JM news, Sohu


Theo Phương Thuỳ

Cùng chuyên mục
XEM