Nhân viên buộc phải làm online, vị sếp dùng độc chiêu mua phần mềm theo dõi từ xa, cứ 10 phút bắt chụp lại màn hình máy tính 1 lần, hiệu quả công việc không khác gì làm tại văn phòng

01/04/2020 07:41 AM | Xã hội

"Nếu bạn thuê nhân viên, bạn nên tin tưởng họ. Còn nếu không thì chẳng có lý do gì để nhân viên đó tồn tại trong doanh nghiệp của bạn nữa", Phó giám đốc mảng hoạt động quốc tế Eli Sutton của Teramind nhận định.

Đối với những nhân viên làm việc trực tuyến cho ngân hàng Axos Financial, hầu như ngày nào họ cũng nhận được thư điện tử (email) cảnh báo từ các nhà quản lý với nội dung: Chúng tôi có phần mềm theo dõi, chúng tôi sẽ ghi lại những gì bạn gõ, sẽ truy cập những website bạn xem. Mỗi 10 phút sẽ chụp lại màn hình máy tính mà bạn đang dùng. Bởi vậy hãy làm việc đi hoặc là ăn phạt.

Theo CEO Gregory Garrabrants của Axos, các cá nhân đang lợi dụng sự thoải mái của làm việc online để lười biếng hay làm việc riêng. Bởi vậy nếu công việc không được hoàn thành đúng chỉ tiêu thì các nhân viên sẽ phải chịu phạt, thậm chí bị đuổi việc.

Theo quy định, các doanh nghiệp có quyền giám sát hoạt động của nhân viên mình. Tất nhiên là những phần mềm điện tử giám sát đã được dùng từ lâu tại nhiều văn phòng Mỹ nhưng một số nhân viên vẫn than phiền chúng ảnh hưởng đến đời tư của họ, nhất là khi công ty yêu cầu cài đặt phần mềm này vào máy tính cá nhân để theo dõi mọi hoạt động khi làm việc online.

Nhân viên buộc phải làm online, vị sếp dùng độc chiêu mua phần mềm theo dõi từ xa, cứ 10 phút bắt chụp lại màn hình máy tính 1 lần, hiệu quả công việc không khác gì làm tại văn phòng - Ảnh 1.

Nhiều lao động hiện nay than phiền những biện pháp này là thái quá khi họ cũng phải có thời gian nghỉ trưa, đưa con đi học hay làm việc cá nhân, chăm lo cho gia đình thời dịch. Tuy nhiên các nhà quản lý lại không đồng tình, họ cho rằng những phần mềm giám sát giúp họ quản lý được hoạt động của nhân viên cũng như giữ được sự vận hành của doanh nghiệp trong mùa dịch.

Như một hệ quả tất yếu, khi làm việc online trở thành trào lưu mùa dịch thì những phần mềm giám sát ngày càng bán chạy.

"Các doanh nghiệp hiện nay cứ như những kẻ theo dõi biến thái vậy. Họ đồng ý cho nhân viên làm việc ở nhà nhưng lại cố duy trì mức độ kiểm soát và năng suất như khi đi làm, nếu không muốn nói là hơn", CEO Brad Miller của công ty sản xuất phần mềm giám sát InterGuard nhận định.

Người phát ngôn Gregory Frost của Axos cho biết việc tăng cường những phần mềm giám sát nhân viên làm việc tại nhà là nhằm đảm bảo mọi lao động của công ty duy trì được năng suất, chất lượng mà doanh nghiệp kỳ vọng từ mọi người.

Tuy vậy, người phát ngôn Frost từ chối trả lời hãng tin Bloomberg về việc liệu CEO Garrabants, một trong những CEO ngân hàng được trả lương cao nhất tại Mỹ năm 2018, có bị giám sát khi làm việc tại nhà hay không.

Bên cạnh những hãng sản xuất phần mềm giám sát như InterGuard, hàng loạt công ty trong mảng này cũng mọc lên như nấm tại Mỹ khi mùa dịch Covid-19 bùng phát, từ Inner Active, Teramind, ActivTrak cho đến Hubstarff. Tất cả họ đều cung cấp những phần mềm hay thuật toán giúp theo dõi và quản lý năng suất của nhân viên khi làm việc ở nhà. Ví dụ như chúng sẽ đếm số email được gửi, thông báo những trang web nhân viên hay xem... nhằm đảm bảo với các nhà quản lý rằng những nhân viên của họ đang làm việc chứ không lười biếng.

Nhân viên buộc phải làm online, vị sếp dùng độc chiêu mua phần mềm theo dõi từ xa, cứ 10 phút bắt chụp lại màn hình máy tính 1 lần, hiệu quả công việc không khác gì làm tại văn phòng - Ảnh 2.

Các đơn hàng của ActivTrak đã tăng gấp 3 lần trong những tuần gần đây. Điều tương tự đang diễn ra với các công ty như Teramind. Nhà sáng lập Jim Mazotas của Inner Active thậm chí cho biết các cuộc gọi đặt hàng đến hãng nhiều không đếm hết trong thời gian gần đây.

Một phần tất yếu của lao động thời Covid-19?

Những giám đốc sử dụng phần mềm giám sát của InterGuard sẽ được thông báo nếu một nhân viên của họ có các hành vi đáng lo ngại, ví dụ như in những hồ sơ mật của khách hàng cùng với một bản sơ yếu lý lịch xin việc. Đây có thể là hành vi bỏ việc và kéo theo khách hàng sang những công ty khác.

"Việc này chẳng liên quan đến chuyện thiếu tin tưởng vào nhân viên. Nó chỉ đơn giản là không thể không làm như thế như một biện pháp an ninh thông thường", CEO Miller của InterGuard nói và ví chúng chả khác gì hệ thống camera an ninh giám sát tại các ngân hàng.

Tất nhiên, những phần mềm giám sát này không chỉ để theo dõi nhân viên. Những nhà quản lý dùng phần mềm của InterGuard còn có thể giảm việc cho nhân viên đẻ phủ hợp với công việc cũng như nhiều điều kiện khác trong mùa dịch. Họ cũng có thể xem xét đánh giá xem khu vực nào đang thiếu người hoặc mảng công việc nào đang thừa nhân viên.

"Với tư cách là một người dùng của Hubstaff, tôi xin thú thật rằng mình rất thích tính năng quản lý và sự hiệu quả của phần mềm này. Bởi vậy cá nhân tôi đề nghị bạn nên dùng chúng như một cách để chứng minh với quản lý của bạn rằng mình hoàn toàn có thể độc lập làm việc online", CMO Courtney Cavey của Axos thừa nhận.

Phần mềm của Hubstaff cho phép mọi người theo dõi vùng hoạt động công việc cũng như lập kế hoạch để thúc đẩy năng suất. Phần lớn các tính năng này có thể điều chỉnh nên mỗi nhân viên sẽ được theo dõi công việc một cách khác nhau.

Nhân viên buộc phải làm online, vị sếp dùng độc chiêu mua phần mềm theo dõi từ xa, cứ 10 phút bắt chụp lại màn hình máy tính 1 lần, hiệu quả công việc không khác gì làm tại văn phòng - Ảnh 3.

Mặc dù vậy, Giáo sư Stacy Hawkins của trường luật Rutgers Law School nhận định những nhà quản lý có thể sẽ đi quá xa với phần mềm giám sát khi họ yêu cầu công việc ngoài giờ làm với nhân viên.

"Tôi đã nghe thấy nhiều người than phiền rằng sếp của họ cứ bắt họ phải tham gia các cuộc họp video online cả ngày. Một số người đồng ý làm vậy bởi họ có thể giao tiếp với đồng nghiệp khi có vấn đề phát sinh, nhưng một số người khác thì cho rằng việc này chẳng có tác dụng gì ngoài đảm bảo mọi người phải làm việc khi không đến công ty", Nhà sáng lập Alison Green của trang web Ask a Manager cho biết.

"Nếu bạn thuê nhân viên, bạn nên tin tưởng họ. Còn nếu không thì chẳng có lý do gì để nhân viên đó tồn tại trong doanh nghiệp của bạn nữa", Phó giám đốc mảng hoạt động quốc tế Eli Sutton của Teramind nhận định.

Nhân viên buộc phải làm online, vị sếp dùng độc chiêu mua phần mềm theo dõi từ xa, cứ 10 phút bắt chụp lại màn hình máy tính 1 lần, hiệu quả công việc không khác gì làm tại văn phòng - Ảnh 5.

AB

Cùng chuyên mục
XEM