TS Nguyễn Tấn Anh - Sinh ra trong tù, thành tiến sĩ Mỹ

07/05/2013 08:03 AM | Nhân vật

Cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm chống Mỹ đã sinh ra những câu chuyện bi thương và những có những số phận kỳ lạ.

Một trong những câu chuyện đau thương cảm động và rất có hậu là trường hợp tiến sĩ Nguyễn Tấn Anh.

Anh sinh năm 1972, hiện đang là trưởng đại diện liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam tại TP.HCM: Sinh ra trong nhà tù vì ba là Việt cộng nằm vùng. Bị 2 cai ngục toan bóp mũi cho chết, nhưng lại được 2 lính Mỹ cứu thoát. Từ đứa trẻ sinh ra trong tù, Tấn Anh giờ đây là nhà trí thức hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, mở cánh cửa Việt Nam giao lưu với bè bạn quốc tế

Ba tôi là "Việt cộng" nằm vùng, bị chính quyền cũ truy nã quyết liệt. Năm ấy, mẹ tôi đang mang thai tôi, cảnh sát bắt mẹ tôi tống vào tù vì là "vợ "Việt cộng", mang thai "Việt cộng" con" để gây áp lực ba tôi phải ra hàng. Mẹ tôi phải ra vào tù như đi chợ.

Do bị đánh đập, truy bức, gia đình lại nghèo, thiếu thốn nên má tôi ốm yếu lắm. Mang thai đôi nên càng yếu.

Mẹ tôi chuyển dạ sinh ra anh em tôi ra vào ngày 22/11/1972 trong nhà tù Trà Ôn. Anh em tôi cũng ốm yếu, xanh xao. 2 cai tù được lệnh giết tôi bằng cách bóp mũi để trừ hậu họa "bớt đi 2 thằng cộng sản"! May mắn cho tôi là người bà con xa bên mẹ tôi làm xã trưởng, xuất thân là y tá tìm cách cứu. Có 2 người Mỹ can thiệp, đưa tôi vào bệnh viện cấp cứu. Lúc ấy tôi đã tím tái, nghe kể lại rằng ai cũng tưởng tôi sắp chết, mẹ tôi nằm trong tù khóc hết nước mắt.

Ngay khi chào đời anh đã trãi qua những tháng ngày khốc liệt, suýt chết. Anh đã lớn lên như thế nào trên quê hương mình?

Cũng như bao đứa trẻ khác trên quê tôi thôi. Dù sau giải phóng ba tôi là cán bộ, chức vụ cao nhất là bí thư huyện ủy Trà Ôn, nhưng thời ấy khổ lắm. Má tôi vẫn phải miệt mài lao động trên đồng ruộng để nuôi tôi ăn học.

Học hết trung học, tôi thi đầu vào khoa toán trường Đại học Cần Thơ.

Anh đã trưởng thành từ đây?

Có thể nói như vậy. Thực ra tôi rất thích tham gia các hoạt động phong trào, văn nghệ. Năm 1988, đang học lớp 10, tôi đã tham gia đóng phim tài liệu về ngày 30/4. 

Năm 1993, là sinh viên trường Đại học Cần Thơ, đài truyền hình Cần Thơ đã làm phóng sự về tôi với cái tên "Gương sáng đồng bằng". Tôi đã được nhận học bổng tài năng trẻ của Trung ương Đoàn trao tặng. Ra trường tôi được giữ lại công tác tại trường.

Năm 1995, tôi được Trung ương Đoàn tuyển chọn và cử tham gia hội nghị cán bộ trẻ thế giới do Liên hiệp quốc tổ chức lần đầu tiên tại Hàn Quốc. Hội nghị lần đầu tiên này có chủ đề là "Vai trò của thế hệ trẻ trong kỷ nguyên toàn cầu hóa - chúng ta phải chuẩn bị gì cho thế kỷ 21". Tôi tham gia vào tiểu ban giáo giục...

Trong lá thư gởi Tấn Anh, ông Chris Lee, một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam đã viết có đoạn ""God also cries of your hardness and patience" (Chúa trời còn khóc vì sự chăm chỉ và kiên nhẫn của mày). Anh hãy cho biết sự chăm chỉ và kiên nhẫn của anh như thế nào khiến cho cựu binh Mỹ phải cho rằng "Chúa trời cũng phải khóc"?

(Cười) - Tôi hay tự nhận số phận mình là "cái bang" mà. Cái bang chính hiệu nhé. Vì vậy phải siêng năng, chăm chỉ thôi. Sinh ra trong tù đã phải "ăn mày" rồi, xin sữa, thức ăn để sống. Lớn lên đi học, nhà nghèo, phải phấn đấu để có học bổng. Ra trường tham gia công tác phong trào, phải thường xuyên đi xin tài trợ. Hiện nay cũng tiếp tục "ăn mày" để hoàn thành 2 dự án lớn nữa....

Anh có thể nói một chút về 2 dự án lớn anh đang đeo đuổi?

Đó là dự án phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên của mô hình Sông Hậu trước đây. Tôi đã trực tiếp đưa đi báo cáo ở nhiều nơi trên thế giới để rút kinh nghiệm và hoàn thiện nó. Công trình đã nhận được nhiều cam kết tài trợ của các quỹ đầu tư và DN Hoa Kỳ và Hàn Quốc.

Chỉ tiếc rằng chuẩn bị tới đó thì cô Ba Sương, giám đốc Nông trường bị khởi tố. Khi vụ án khép lại, mọi chuyện thay đổi vì mô hình nông trường không còn như xưa nên tôi phải làm việc với nhiều cơ quan, doanh nghiệp khác để chọn địa điểm khác.

Dự án thứ 2 là "Phát triển bền vững ở miền Nam Việt Nam". Trước tôi là giám đốc Trung tâm UNESCO khoa học công nghệ và tư vấn đầu tư phát triển nên có nhiều cơ hội làm việc với các DN hàng đầu thế giới về hàng hải. Tôi vừa là thành viên, vừa là phiên dịch, biên dịch cho các hội thảo, hội nghị trong khu vực và quốc tế nên tiếp cận nhiều tài liệu quý.

Dù gặp rất nhiều rắc rối trong nước, nhưng nhờ sự giúp đỡ của các giáo sư, chuyên gia và DN ở Hàn Quốc, Hoa Kỳ và ở Việt Nam, tôi đã hoàn tất công trình và được các nhà tài trợ và cam kết triển khai thực hiện.

Hiện nay hai dự án này đều được các cơ quan ban ngành và địa phương hữu quan tạo mọi điều kiện để triển khai và em và các nhà tài trợ cũng đã và đang sẵn sàng triển khai các bước tiếp theo khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Câu nói vừa động viên, vừa chúc mừng của ông Chris Lee, một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam: "God also cries of your hardness and patience" (Chúa trời còn khóc vì sự chăm chỉ và kiên nhẫn của anh) là vậy!

"Người Mỹ đã sai lầm vì nghe lời người Pháp"

Số phận lạ thường của anh, sinh ra trong tù, bị cai tù là người Việt định giết chết. Nhưng được cứu bởi người Mỹ! Anh có dịp đi nhiều, tiếp xúc và làm việc trên đất nước Mỹ, có khi nào anh tìm hiểu nguyên do?

Dĩ nhiên tôi không thể bỏ qua mỗi khi có dịp. Công việc của tôi phải tiếp xúc, nghiên cứu rất nhiều tài liệu, đối tượng đa dạng, nhất là người Mỹ.

Tôi đã tìm lại 2 người lính Mỹ ngày xưa cứu mình nhưng chưa được gặp. Thật là tiếc. Nhưng may mắn là tôi tiếp xúc với nhiều quân nhân, nhà nghiên cứu Mỹ có liên quan đến cuộc chiến tranh 30 năm ở Việt Nam. Họ có nhiều góc nhìn, nhưng nhìn chung đều lấy làm tiếc vì chiến tranh đã xảy ra.

Chric Lee, vị cựu binh Mỹ hay viết thư cho tôi đã viết ra tâm tư về cuộc chiến này có lẽ là đúng nhất "Người Mỹ đã sai lầm khi nghe lời người Pháp" bước vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Điều này có thể tránh được nếu lúc đó người Mỹ tỉnh táo hơn...Tôi được biết Việt Nam ta giai đoạn đó rất muốn có quan hệ tốt với Mỹ, ta đã chìa tay ra những chính quyền Mỹ thực sự "nghe" người Pháp khi đó là kẻ thù của nước Việt Nam độc lập còn non trẻ.

Anh đã có dịp tiếp cận nhiều trong và ngoài nước, làm việc trong môi trường hay điều chỉnh như thế nào để hội nhập mạnh và sâu sắc với thế giới?

Trước tiên, chúng ta phải thay đổi sâu sắc nhân thức về thế giới để hội nhập và phát triển. Không thể nói chuyện "đóng cửa dạy nhau" hoặc "dĩ hòa vi quý" như trước được đâu. Lối nhận thức "xin - cho", "chờ ý kiến chỉ đạo" hay "liệu cơm gắp mắm" đã không còn phù hợp trong bối cảnh hợp tác khoa học, công nghệ thông tin đang làm thế giới thay đổi hàng giờ, hàng ngày. Thẳng thắn mà nói, sự lạc hậu của đất nước về giáo dục, khoa học công nghệ và quản lý bắt nguồn từ kiểu nhận thức như vậy.

Thứ hai là phải xác định rõ nội dung hội nhập theo "đúng luật chơi" quốc tế. Cụ thể ở đây là "sân chơi" WTO và nền kinh tế thị trường mà vẫn đảm bảo được định hướng của hệ thống chính trị. Làm như thế chúng ta không những có nội dung và bước đi cụ thể mà còn sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của hội nhập và phát triển.

Thứ ba, phải có sự thay đổi trong hành động, tức là "Lời nói phải đoi đôi với việc làm". Không thể tồn tại nếu cứ "nói nhiều mà làm ít", ví dụ như họp hành liên miên mà chẳng giải quyết được bao nhiêu hoặc hiệu quả thấp, không có sự chia sẻ để cùng phát triển. Cán bộ phải có tinh thần trách nhiệm cao với nhiệm vụ, công việc.

Thứ tư là thay đổi phương pháp tiếp cận hội nhập và hợp tác quốc tế. Nên biết rằng, bán một sản phẩm hàng hóa tứ là bán một sản phẩm văn hóa. Cho nên việc chúng ta mua một sản phẩm của nước ngoài cũng đồng nghĩa là "mua văn hóa" của họ. Và chúng ta bán một sản phẩm của chúng ta là "bán văn hóa" của chúng tar a thế giới. Từ chỗ "nhập văn hóa", phải tính để đẩy mạnh "xuất văn hóa", tức thay đổi phương pháp tiếp cận từ thụ động hội nhập sang chủ động hội nhập, phải tạo ra phương pháp và nội dung để khai thác tối đa lợi thế để phát triển.

Ngoài ra cần phải tính đến các điều kiện hội nhập chuẩn bị sẵn cho từng giai đoạn, không bị động....

Nói chung hội nhập quốc tế là để chúng ta tiếp thu tinh hoa của văn hóa nhân loại phục vụ cho phát triển kinh tế, khoa học, văn hóa nhằm phát triển đất nước. Xu thế hội nhập là tất yếu, đây là điều mà những ai quan tâm đến sự tồn vong và phát triển của đất nước phải suy nghĩ và có hành động....

(Còn nữa)

Theo Duy Chiến

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM