Tổng thống Hugo Chavez có hạ knock out đối thủ?

07/10/2012 10:36 AM | Nhân vật

Hôm nay, 7-10, gần 19 triệu cử tri Venezuela sẽ tham gia cuộc bầu cử Tổng thống.

Đây là cuộc đấu tranh hết sức quyết liệt giữa hai đối thủ: đương kim Tổng thống Hugo Chavez, 57 tuổi và thủ lĩnh phe đối lập Henrique Capriles, 40 tuổi.

Cách đây ít lâu, ông Chavez khẳng định, trong cuộc “so găng” lần này, ông nhất định sẽ hạ “knock-out” đối thủ. Lời khẳng định đó liệu có thể trở thành hiện thực hay không? Câu trả lời sẽ được giải đáp vào cuối ngày hôm nay.

Về đối ngoại, ông Hugo Chavez kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc và phát triển quan hệ thân hữu với Nga, Trung Quốc, Cuba, Nicaragua và Iran cùng nhiều nước khác đồng chí hướng. Còn ông Henrique Capriles tuyên bố nếu thắng cử sẽ đưa Venezuela xa rời Nga và Trung Quốc.

  1. Ông Hugo Chavez đã lãnh đạo đất nước 14 năm và giờ đây đang tranh đấu để có thể chèo lái con thuyền quốc gia thêm 6 năm nữa. Trong 14 năm qua, ông thi hành một chính sách đối nội và đối ngoại tích cực.

Đối nội, ông thực hiện nhiều chương trình xã hội theo hướng phục vụ cho đông đảo người dân và chủ trương phân bố lại thu nhập nhằm giảm bớt tình trạng bất bình đẳng giàu nghèo trong xã hội.

Đối ngoại, ông kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc và phát triển quan hệ thân hữu với Nga, Trung Quốc, Cuba, Nicaragua và Iran cùng nhiều nước khác đồng chí hướng.

Đối thủ của ông - thủ lĩnh phe đối lập Henrique Capriles - lại có lập trường khác hẳn. Đối nội, ông Capriles chủ trương chấm dứt chính sách “thúc đẩy cách mạng thế giới” của ông Chavez và tập trung nguồn tài lực vào những nhu cầu của chính đất nước Venezuela. Nhưng đối ngoại mới là lĩnh vực ông có ý định thực hiện những thay đổi triệt để nhất.

Ông tuyên bố nếu thắng cử sẽ đưa Venezuela xa rời Nga và Trung Quốc, xem xét lại mối quan hệ với Iran và nhiều nước “thiên tả” cũng như xem xét lại những hợp đồng khai thác dầu mỏ đã ký với nước ngoài.

Ông Capriles chủ trương ngừng mua vũ khí của Nga. Theo lời ông, Venezuela đã mua hơn 14 tỷ USD vũ khí của Nga và như vậy là đã quá đủ, nếu mua thêm nữa là “sai lầm”.

Ông cũng tuyên bố sẽ tạo khoảng cách với những nước như Iran và Belorussia bởi vì mối quan hệ với những nước đó chẳng có lợi gì cho Venezuela.

Một vấn đề quan trọng nữa là những thay đổi trong lĩnh vực dầu mỏ. Ngành công nghiệp dầu mỏ của Venezuela ngang hàng với Saudi Arabia và hiện sở hữu trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. Nhưng cho tới nay, những hợp đồng khai thác dầu quy mô nhất của Venezuela chủ yếu là ký kết với các công ty Nga và Trung Quốc.

Giờ đây, ông Capriles chủ trương xem xét lại từng hợp đồng một bởi vì theo lời ông, những hợp đồng đó “không có lợi” cho Venezuela.

Rõ ràng lập trường của 2 đối thủ Chavez và Capriles khác nhau như nước với lửa, đặc biệt là trong chính sách đối ngoại.

Những cuộc thăm dò dư luận trước bầu cử cho thấy cuộc chạy đua hết sức sít sao giữa hai ứng viên.

Có thể nói, trong suốt 14 năm cầm quyền, ông Chavez chưa bao giờ gặp một đối thủ nặng ký như vậy.

Nếu vào thời điểm bắt đầu chiến dịch tranh cử, ông Chavez bỏ xa ông Capriles thì giờ đây, ông Capriles tuy vẫn ở thế yếu nhưng đã mau chóng rút ngắn khoảng cách với ông Chavez.

Thậm chí có cuộc thăm dò dư luận cho thấy chỉ số tín nhiệm của ông Capriles đã vượt ông Chavez khoảng 2%. Cuộc chạy đua càng gần đến đích thì không khí tranh cử càng quyết liệt.

Trong những ngày vừa qua, khắp Venezuela diễn ra những cuộc mít tinh và diễu hành rầm rộ nhằm ủng hộ hoặc ứng viên Chavez hoặc ứng viên Capriles.

Trong bầu không khí nóng bỏng và khoảng cách sít sao giữa hai ứng viên, không ai dám dự đoán kết quả chung cuộc của cuộc bầu cử.

Theo Vũ Việt
Tiền phong/Inosmi.ru và Kp.r

kyanh

Cùng chuyên mục
XEM