Thách thức nào chờ đón bà Park Geun-Hye?

07/03/2013 15:38 PM | Nhân vật

Bà Park lên nắm quyền trong bối cảnh kinh tế Hàn Quốc đang tăng trưởng chậm lại.

Sáng 25.2, bà Park Geun-hye, con gái của cố Tổng thống Park Chung-hye, đã tuyên thệ nhậm chức Tổng thống, trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ vị trí này trong lịch sử Hàn Quốc.

Bà Park lên nắm quyền trong bối cảnh kinh tế Hàn Quốc đang tăng trưởng chậm lại sau nhiều thập kỷ tăng trưởng thần kỳ. Bà đã nói trong bài diễn văn đầu tuần qua rằng tăng trưởng đã đưa nhiều người Hàn Quốc thoát khỏi cảnh nghèo nhưng đồng thời làm gia tăng bất bình đẳng xã hội. Và tình trạng này đã đến mức báo động khi cứ 2 người già lại có 1 người sống trong cảnh nghèo đói.

Việc thu hẹp khoảng cách về thu nhập chính là một trong những thách thức lớn của bà Park và là một

Troy Stangaron, Giám đốc cấp cao thuộc Viện Kinh tế Hàn Quốc (KEI)

Hàn Quốc cần thay đổi mô hình tăng trưởng theo hướng tập trung vào tiêu dùng nội địa, nhưng tỉ lệ nợ hộ gia đình, vốn ở mức 85% vào năm ngoái, sẽ có thể kìm hãm nỗ lực này. Mặt khác, việc xuất khẩu vẫn còn chiếm tới hơn 50% GDP cùng đà tăng trưởng kém tại châu Âu, Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục tạo sức ì lên tăng trưởng. Khó lại càng chồng thêm khó khi với xu hướng dân số già đi, bà Park sẽ phải tìm cách để tăng năng suất nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế với số dân đang suy giảm nhanh.

nhiệm vụ bà phải thực hiện cho bằng được. Bởi lẽ, cam kết tạo ra một xã hội công bằng hơn là lý do chính giúp bà giành chiến thắng áp đảo trước ứng cử viên Moon Jae-in.

Trước nay, người già luôn sống phụ thuộc vào con cháu. Nhưng cấu trúc gia đình đa thế hệ đã ngày càng trở nên ít phổ biến khi Hàn Quốc đi trên con đường hiện đại hóa. Và người già ngày càng phải sống dựa vào chính mình hơn là nhờ con cháu.

Yoo Jung-nam, 72 tuổi, là một cựu quân nhân, hiện làm việc tại các công trường xây dựng ở thủ đô Seoul, cho biết: “Tôi được lãnh 150.000 won (khoảng 2,8 triệu đồng) mỗi tháng từ quỹ cựu chiến binh của Chính phủ. Tôi dùng số tiền này để trang trải việc đi lại và mua thức ăn, nhưng số tiền đó cũng đã hết. Giờ tôi khó có thể nuôi sống được bản thân bằng tiền kiếm được”. Ông cũng cho biết con cháu ông cũng sống rất chật vật.

Hàn Quốc hiện xếp cuối cùng trong số 30 thành viên thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) xét theo tỉ lệ nghèo của người già. Theo số liệu năm 2011, tỉ lệ người có độ tuổi 65 sống với mức thu nhập chưa tới 50% mức thu nhập trung bình của hộ gia đình đang ở mức 45,1%. Đây là tỉ lệ rất cao so với mức trung bình 13,5% của OECD và tăng từ mức 42% cách đây 6 năm.

Độ tuổi về hưu trung bình tại Hàn Quốc là 57. Những người đã đóng góp vào Quỹ Lương hưu Quốc gia, thường trước đây có đi làm công ăn lương. Và họ bắt đầu nhận lương hưu hằng tháng khi được 61 tuổi. Tuy nhiên, một số tổ chức nghiên cứu gần đây đề nghị Chính phủ nên nâng độ tuổi về hưu lên 68.

Tỉ lệ phụ thuộc tuổi già ở Hàn Quốc ước tính sẽ lên tới 80% đến năm 2060. Nghĩa là vào thời điểm trên, cứ mỗi 10 người lao động tại Hàn Quốc sẽ phải nuôi 8 người già về hưu

Hiện tại, giải pháp của bà Park trong việc giải quyết vấn đề thu nhập thấp của người già là tung ra chương trình mới có tên gọi “Lương hưu Hạnh phúc Quốc gia”. Chương trình này dự kiến sẽ chính thức ra mắt vào tháng 7 năm sau, thay cho chương trình quỹ lương hưu quốc gia hiện tại. Theo đó, mỗi công dân tuổi từ 65 trở lên sẽ được lãnh từ 40.000 đến 200.000 won mỗi tháng, tùy mức thu nhập của họ. Chính phủ cũng sẽ cung cấp dịch vụ y tế miễn phí cho 4 căn bệnh phổ biến liên quan đến tuổi già, trong đó có ung thư.

Tuy nhiên, kế hoạch của bà Park còn gây nhiều tranh cãi. Theo ước tính của chính phủ mới, khoản trợ cấp mới này sẽ ngốn khoảng 40.000 tỉ won trong vòng 5 năm tiếp theo. Mặc dù tài chính công của Hàn Quốc nhìn chung là khỏe mạnh với tỉ lệ nợ/GDP đang ở mức thấp, chỉ 33,4%. Tuy nhiên, các quan chức chính phủ như Bộ trưởng Tài chính Bahk Jae-wan đã khuyến cáo sức khỏe tài chính công có thể bị đe dọa nghiêm trọng do việc chi tiêu phúc lợi mạnh tay.

Bà Park cũng đang đối mặt với một thách thức khác: Hàn Quốc là một trong những nước có tỉ lệ sinh nở thấp nhất thế giới và điều này sẽ làm gia tăng gánh nặng lên thế hệ trẻ trong việc gánh các khoản chi trả cho quỹ lương hưu. Nhận thức được vấn đề này, trong giai đoạn 2011-2015, Chính phủ đã tăng hơn gấp đôi ngân sách cho các giải pháp nhằm làm tăng tỉ lệ sinh như trợ cấp chăm sóc trẻ em và nghỉ thai sản lên tới 50.000 tỉ won. Nhưng vẫn chưa thấy rõ hiệu quả của nỗ lực này.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Shin Je-yoon cho biết Hàn Quốc đang đối mặt với thách thức về xung đột thế hệ. Ông gọi đó là một “căn bệnh xã hội”, kết quả của cuộc công nghiệp hóa nhanh chóng của đất nước.

Theo giới phân tích, chính phủ của bà Park sẽ đối diện với vô vàn khó khăn trong việc giải quyết vấn đề này. Và bà cần phải cho thấy khả năng điều hành kinh tế để làm sao vừa có thể cải thiện được điều kiện sống của người già vừa có thể duy trì sức khỏe tài chính quốc gia.

“Tôi chỉ hy vọng chương trình phúc lợi mới sẽ không tốn kém quá mức và đạt được các mục tiêu đề ra”, Yoon Hee-sook, một nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Hàn Quốc, nhận xét.

Quỹ Lương hưu Quốc gia hiện nắm trong tay khoảng 392.000 tỉ won tính đến cuối năm 2012. Một số tổ chức nghiên cứu kinh tế dự báo, với xu hướng dân số hiện tại, tài sản của Quỹ sẽ đạt đỉnh vào năm 2043 và sau đó sẽ sụt giảm trước khi cạn kiệt vào năm 2060. Điều này sẽ khiến cho thế hệ trẻ Hàn Quốc lo lắng. “Người già muốn được tưởng thưởng cho những đóng góp của họ vào tăng trưởng quốc gia trong những thập kỷ vừa qua. Nhưng thật không công bằng cho những người trẻ chúng tôi khi phải chịu nhiều gánh nặng tài chính. Điều đó chẳng khuyến khích chúng tôi gì cả. Chúng tôi cũng sẽ nhận được lương hưu khi đến tuổi nhưng đó là mức lương thấp hơn rất nhiều nếu Quỹ lương hưu Quốc gia giảm mạnh hoặc cạn kiệt”, Oh Won-moon, 30 tuổi, một người làm công ăn lương cho một công ty bán lẻ, nhận xét. 

Theo Nhịp cầu Đầu tư/WSJ

tanhoa

Cùng chuyên mục
XEM