Dữ liệu chỉ là thứ yếu

08/03/2015 09:30 AM | Nhân vật

Dữ liệu và các kết quả phân tích không phải là công cụ thần kỳ đảm bảo thành công trong sự nghiệp. Nó chính là con dao hai lưỡi.

Nội dung nổi bật:

- Dữ liệu và các bản phân tích giúp bạn nhìn ra được những cơ hội kinh doanh mà người khác không thấy, nhưng nếu lạm dụng thì nó sẽ cản trở bạn gặt hái những thành tựu đột phá trong sự nghiệp.

- Hãy biết dùng dữ liệu đúng lúc, kết hợp với nhãn quan và trực giác của một người làm kinh doanh.


Bill Simmons, phóng viên thể thao kỳ cựu đài ESPN, đã từng nhận định rằng dữ liệu và các phân tích trong thể thao chính là món quà vô giá cho một cây viết. Chúng kết nối quan điểm cá nhân với thực tế và tiết lộ sự thật mà các giác quan của chúng ta bỏ lỡ. Nhưng giờ đây Simmons đành phải thay đổi quan điểm. Thay vì giúp cho các phóng viên tự tin hơn khi viết bài phân tích, dữ liệu lại làm cho họ trở nên rụt rè hơn trong văn phong.

Hiện tại, dường như không thể phủ nhận và nghi ngờ về khả năng dữ liệu khiến chúng ta trở nên thông minh hơn. Nhưng đồng thời bạn cũng phải đọc và nghe nhiều hơn để giảm rủi ro … bởi vì các nhà bình luận sẽ không muốn những quan điểm của họ sẽ được dùng cho việc “gậy ông đập lưng ông” sau đó. Điều đó có nghĩa là các bài viết dự trên phân tích dữ liệu có thể hoàn toàn sai khi sự kiện diễn ra trong thực tế

Một ví dụ điển hình là trong giải NBA (giải bóng rổ nhà nghề Mỹ), Simmons nghĩ huyền thoại LeBron James đã không còn giữ được phong độ đỉnh cao biểu hiện qua hàng loạt dấu hiệu khi Simmons theo dõi các trận đấu có LeBron tham gia trong mùa giải vừa qua. Hiện giờ, ông càng thấy rõ điều đó hơn, thậm chí còn trước cả khi James bị chấn thương. “Anh ấy không còn là LeBron vĩ đại nữa”, Simmons viết. “Có điều gì đó rất khác, nguồn năng lượng của anh ấy dường như đã cạn”. Nhưng bài viết của Simmons không đưa ra được luận điệu vững chắc như thói quen, ông viết nước đôi. Đơn giản bởi vì ông nghi ngại dữ liệu của ông có thể dẫn đến kết luận sai.

Vậy tại sao chúng ta lại cần quan tâm về cách viết của một phóng viên thể thao về một vận động viên? Câu trả lời là bởi vì Simmons là ngòi bút về bóng rổ hàng đầu trong thế hệ của mình và phong cách thường thấy của ông là không e sợ bất cứ ai. Vậy mà Simmons giờ đây lại e ngại không dám viết thẳng về LeBron James. Nhưng thật sự, Simmons không sợ James, câu lạc bộ Cleveland Cavaliers mà James đang thi đấu hay fan của họ, thậm chí là cả giải NBA, Simmons sợ những dữ liệu phản lại ông, làm tổn hại uy tín ông.

Con dao hai lưỡi trong kinh doanh

Thời đại của dữ liệu lớn và sức mạnh của những bản phân tích cũng chính là con dao hai lưỡi trong kinh doanh. Mặt tích cực là những công cụ đầy sức mạnh này có thể cho bạn thấy được những mô hình và cơ hội mà 99% doanh nhân khác có thể bỏ lỡ. Hãy tưởng tượng bạn đang kinh doanh một lĩnh vực phụ thuộc vào số lượng thuê bao. Công ty bạn có bộ phận thu thập dữ liệu về khách hàng và các điều khoản dịch vụ. Công ty bạn đồng thời cũng có dữ liệu về những vấn đề của dịch vụ. Theo lý thuyết, dữ liệu từ cả hai phần này có thể cảnh báo đội ngũ bán hàng biết khách hàng nào có thể không gia hạn sử dụng dịch vụ chỉ vì bạn không nghe điện thoại của họ khi hợp đồng của họ gần hết hạn. Bởi vì chi phí tìm kiếm khách hàng mới sẽ tốn gấp 10 lần chi phí giữ chân khách hàng cũ, nên đó chính là mặt giá trị của thông tin.

Nhưng mặt tiêu cực là khi dữ liệu và những kết quả phân tích chính là nguyên nhân cho những quyết định ôn hòa, không đột phá công việc như trường hợp Bill Simmons gặp phải. Sinh thời, Steve Jobs luôn thích các sản phẩm đơn giản hóa với cách chức năng hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, dữ liệu phân tích thị trường lại cho ra kết quả sản phẩm cần càng nhiều chức năng càng tốt (Công ty bạn càng thu thập được nhiều dữ liệu, càng xuất hiện nhiều con đường cho bạn đi). Nhưng Steve Jobs là mẫu người luôn tin vào trực giác, ông biết khi nào nên bỏ qua kết quả phân tích thị trường. Đó chính là phần khó cho chính những người bình thường đang lãnh trách nhiệm lãnh đạo kinh doanh như đại đa số.

Hãy thử tưởng tượng một bác sỹ lão làng sẵn sàng bỏ qua những kinh nghiệm nghề nghiệp và cả trực giác bản thân chỉ vì dữ liệu cho ra kết quả phân tích nên làm ngược lại. Nếu bạn là một bác sỹ, bạn sẽ lo lắng về những rắc rối mình có thể gặp phải nếu không thực hiện theo kết quả phân tích và bạn cũng sẽ làm như vậy.

Một nhân vật lừng lẫy khách trong thương trường cũng đã có can đảm bỏ qua dữ liệu đó chính là Howard Behar, nhân vật quyền lực số 2 trong Starbucks khi chuỗi quán café này bắt đầu bành trướng trên khắp nước Mỹ và trên toàn cầu vào giao đoạn cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000. Đối nghịch với Behar, CEO huyền thoại của Starbucks, Howard Schultz, lại là mẫu người coi trọng chi tiết. Cả Behar và Schultz đều có chung tầm nhìn cho Starbucks: “Một địa điểm thể hiện bầu không khí ấp cúng và quen thuộc, nơi bất cứ ai cũng được chào đón”. Nhưng tính cách của họ lại trái ngược nhau: Schultz là mẫu người luôn muốn cạnh tranh, dẫn dắt và lý tính; Behar thì lại đầy bản năng và cảm tính.

Vào đầu những năm 1990, tình hình kinh doanh Starbucks bắt đầu đi xuống. Dữ liệu cho nguyên nhân này vẫn chưa rõ ràng. Schult, khi đó là CFO Starbucks, và ban giám đốc được khuyến cáo nên đào sâu phân tích dữ liệu đang có. Nhưng Behar nghĩ khác, ông xuống tận các cửa hàng, trao đổi với nhân viên và phát hiện ra vấn đề nằm ở đâu. Thật ra, vấn đề không phức tạp như mọi người nghĩ: Nhân viên mới không hòa nhập với văn hóa Starbucks, trong khi nhân viên lâu năm thì cảm giác bị công ty bỏ rơi. Behar khi đó đã đặt cược sự nghiệp và danh tiếng cá nhân của mình để nói với với Schultz và toàn ban giám đốc Starbucks: “Chúng ta không cần tìm thêm dữ liệu. Vấn đề của chúng ta rất đơn giản. Nhân viên của chúng ta không hạnh phúc. Dữ liệu vậy đã đủ chưa?”

Hãy tin tưởng vào tai nghe nghe mắt thấy. Dữ liệu chỉ là công cụ, đừng biến nó thành ông chủ của bạn.

>> Apple rót 1,9 tỷ USD xây trung tâm dữ liệu tại châu Âu

Trâm Nguyễn

CTV Thinh OrientVN

Cùng chuyên mục
XEM