Đồng sáng lập Cốc Cốc: "Tôi còn nhiều ước mơ dang dở"

07/04/2015 11:41 AM | Nhân vật

Cốc Cốc hiện có hơn 300 nhân viên và xếp thứ 2 trong danh sách những trình duyệt web được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam chỉ sau Google Chrome.

Nội dung nổi bật:

- Cốc Cốc là công cụ tìm kiếm và trình duyệt web được thiết kế dành riêng cho người Việt Nam có trụ sở ở Hà Nội. Hiện trình duyệt này có hơn 90.000 lượt tải hàng ngày trong khi đó vào tháng 2, lượng người sử dụng công cụ tìm kiếm Cốc Cốc hàng ngày đã cán mốc cao kỷ lục 4,2 triệu người.

- Theo anh Lê Văn Thanh - đồng sáng lập Cốc Cốc thì thành tích kể trên vẫn là chưa đủ và anh muốn phát triển Cốc Cốc xa hơn nữa.


Trong 3 tháng đầu năm 2015, tại Việt Nam có 19.049 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) mở cửa nhưng cũng có hơn 18.000 SMEs giải thể, ngừng hoạt động. Trước những con số đáng báo động như vậy, vẫn có một số công ty khởi nghiệp gây ấn tượng, ví dụ điển hình là Cốc Cốc. Công ty này vừa thu hút được 14 triệu USD tiền đầu tư từ công ty HMB có trụ sở tại Đức.

Cốc Cốc là công cụ tìm kiếm và trình duyệt web được thiết kế dành riêng cho người Việt Nam có trụ sở ở Hà Nội. Dựa trên mã nguồn mở, Cốc Cốc chính thức ra mắt vào năm 2013. 1 năm sau đó, Cốc Cốc vượt qua Internet Explorer của Microcosoft và trở thành trình duyệt được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam. Thậm chí, tháng 9 năm ngoái Cốc Cốc còn “vượt mặt” cả Firefox.

Startup từ con số 0

Cốc Cốc được thành lập năm 2007 bởi 3 lập trình viên người Việt là Nguyễn Thanh Bình, Lê Văn Thanh và Nguyễn Đức Ngọc. Cả 3 đều học tại đại học quốc gia Moscow và từng ứng tuyển vào đội ngũ phát triển công cụ tìm kiếm cho người Nga là nigma.ru của Diễn đàn toàn học tính toán và điều khiển học.

Anh Thanh nhớ lại: “Cả 3 đều nghĩ rằng tham gia vào đội ngũ phát triển nigma.ru là một cơ hội lớn. Nó vừa giúp chúng tôi nâng cao kiến thức, kinh nghiệm lại vừa có thêm thu nhập. Trong đơn ứng tuyển vào đây,chúng tôi đã gửi kèm bản thảo về một công cụ tìm kiếm và trình duyệt bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Victor (hiện là CEO của Cốc Cốc) đã cảm thấy rất thích thú với ý tưởng này và bắt đầu tư vấn cho chúng tôi về quá trình xây dựng, phát triển Cốc Cốc sau khi tốt nghiệp và trở về Việt Nam’.

“Nhờ vào kinh nghiệm, mối quan hệ và danh tiếng trong lĩnh vực công nghệ tại Nga và châu Âu, Victor đã giúp chúng tôi kết nối với các nhà đầu tư và sau đó, khi Cốc Cốc phát triển, ông ấy đã tới Việt Nam làm việc và hướng dẫn chúng tôi biến nó trở thành một sản phẩm thực sự”.

Anh Thanh chia sẻ thêm rằng, ngay từ khi bắt đầu, mục tiêu chính của cả 3 nhà sáng lập luôn là xây dựng một công cụ tìm kiếm cho người Việt Nam và biến Cốc Cốc thành một trong những công ty hàng đầu tại quốc gia này.

Hiện Cốc Cốc có hơn 300 nhân viên và xếp thứ 2 trong danh sách những trình duyệt web được sử dụng nhiều nhất tại Việt Nam chỉ sau Google Chrome. Anh Thanh nói rằng trình duyệt của mình hiện có hơn 90.000 lượt tải hàng ngày trong khi đó vào tháng 2, lượng người sử dụng công cụ tìm kiếm Cốc Cốc hàng ngày đã cán mốc cao kỷ lục 4,2 triệu người.

Dù vẫn còn một số tranh luận và hoài nghi về những con số kể trên nhưng anh Thanh khẳng định thành quả mà Cốc Cốc đạt được phản ánh đúng thực lực và tiềm năng của Cốc Cốc. “Tại thời điểm này, chúng tôi chỉ đang chiếm một thị phần nhỏ của thị trường tìm kiếm tại Việt nam. Dù đã tạo ra được một số lợi ích nhất định cho người dùng nhưng như thế là chưa đủ. Chúng tôi có thể làm tốt hơn nữa. Nhiều giấc mơ vẫn chưa được hoàn thành”, anh Thanh chia sẻ.

Tuy nhiên, có vẻ như những giấc mơ mà anh Thanh nhắc đến đang trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết khi Cốc Cốc nhận được khoản đầu tư 14 triệu USD của công ty Hubert Burda Media (HBM) có trụ sở tại Đức.

Peter Kennedy – chủ tịch HBM tại châu Á nói rằng quyết định đầu tư 14 triệu USD vào Cốc Cốc của công ty đến sau 8 tháng xác minh số liệu người dùng và tốc độ tăng trưởng của Cốc Cốc. Thậm chí, trong một bài phỏng vấn với báo Tuổi Trẻ, ông Kennedy chia sẻ rằng HBM bị ấn tượng bởi chất lượng sản phẩm và tốc độ phát triển người dùng của Cốc Cốc.

"Thất bại là mẹ thành công"

Nhớ lại những ngày đầu thành lập Cốc Cốc, anh Thanh nói: “Khi quyết định thành lập công ty, chúng tôi không có tiền, không có nhân viên và cả tên thương hiệu. Thứ duy nhất chúng tôi có là niềm tin vào sự thành công của dự án và vì thế chúng tôi không từ bỏ. Chúng tôi đã may mắn khi nhận được một số khoản tiền nhỏ từ những nhà đầu tư Nga lúc mới bắt đầu. Họ tin tưởng vào tiềm năng của chúng tôi”.

"Không bao giờ được từ bỏ. Nếu có thất bại thì hãy tìm hiểu vì sao mình thất bại. Thất bại là mẹ của thành công - Lê Văn Thanh, Đồng sáng lập Cốc Cốc.

“Khi nhận được những khoản tiền đầu tư đầu tiên, chúng tôi tập trung phát triển một số mảng cốt lõi. Sau vài tháng, chúng tôi đã thành công trong việc thêm một số âm ngôn ngữ vốn rất cần trong văn bản tiếng Việt và điều này không chỉ gây ấn tượng với các nhà đầu tư mà còn củng cố thêm niềm tin của họ vào dự án. Sau đó, chúng tôi nhận được những khoản đầu tư lớn hơn, một vài nhà đầu tư thậm chí còn giúp chúng tôi tìm ra những kỹ sư công nghệ tài năng để tham gia vào đội ngũ phát triển. Đến giữa năm 2013, chúng tôi đã phát triển được 2 sản phẩn chính là: Công cụ tìm kiếm Cốc cốc và trình duyệt Cốc Cốc.

Ngay từ khi bắt đầu, chúng tôi đã luôn tin vào những gì mình đang làm và đây cũng là yếu tố quan trọng với bất kỳ ai đang có ý tưởng kinh doanh và muốn phát triển nó. Không bao giờ được từ bỏ. Nếu có thất bại thì hãy tìm hiểu vì sao mình thất bại. Thất bại là mẹ của thành công”.

“Chúng tôi và nhiều công ty khác trong lĩnh vực công nghệ của Việt Nam đang bị kích thích về những thành quả đã đạt được cho tới ngày nay. Chúng tôi muốn biến Cốc Cốc thành công cụ tìm kiếm phổ biến nhất tại Việt Nam. Việc này không chỉ giúp giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài mà còn cho thấy năng lực của lĩnh vực công nghệ Việt Nam’, anh Thanh nói.

Không chỉ có HBM và những nhà đầu tư nước ngoài nhận thấy tiềm năng công nghệ của Việt Nam. Vào tháng 4/2013, sau khi thăm hàng loạt trường học tại Việt Nam, Neil Fraser – một kỹ sư phần mềm của Google đã trả lời phỏng vấn rằng: “Không còn nghi ngờ gì giữa, tương lai lĩnh vực khoa học công nghệ của Việt Nam đang rực sáng bởi sự khao khát hiểu biết của cả thế hệ giáo viên và sinh viên”.

Thành công của Cốc Cốc trong việc thu hút được các quỹ đầu tư mạo hiểm nhờ những thành tích ấn tượng trong một thị trường vốn bị thống trị bởi những tập đoàn khổng lồ là minh chứng rõ nét cho kết luận kể trên.

Nói về dự định trong tương lai, anh Thanh cho biết khoản đầu tư của HBM sẽ giúp công ty phát triển sản phẩm xa hơn nữa. Phiên bản di động của Cốc Cốc có thể sẽ ra mắt vào khoảng cuối năm ngay (hiện Cốc Cốc có sẵn trên các hệ điều hành Microsoft Windows, Mac OS X cả phiên bản tiếng Anh và tiếng Việt). Ngoài ra, công ty cũng có ý định mở rộng ra thị trường châu Á Thái Bình Dương.

>> [Khởi nghiệp] Ai 'chống lưng' Giaohangnhanh, Tiki và hàng loạt startup đình đám khác ở Việt Nam?

Vân Đàm

Đàm Vân

Cùng chuyên mục
XEM