Nhà vật lý học từng đoạt giải Nobel Richard Feynman tiết lộ bí quyết nắm bắt và thành thạo mọi lĩnh vực

09/07/2020 13:49 PM | Xã hội

Richard Feynman đã dùng quy trình này để học mọi thứ từ chơi trống bongo cho đến cơ học lượng tử. Và bạn cũng có thể làm như vậy.

Nhiều người nghĩ rằng là một nhà vật lý đoạt giải Nobel, và là một trong những thiên tài khoa học lừng danh nhất có thể đã là đủ với một người. Nhưng Richard Feynman lúc nào cũng muốn hiểu biết nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn. Hồi ký về ông có đoạn:

"Ông không ưa thích đặc biệt kỹ năng nào, ông tự học cách chơi trống, cách massage, kể chuyện, cách tán tỉnh phụ nữ, coi tất cả đều là những ngón nghề với các quy tắc có thể học được…"

Liệu đây có phải chỉ là sản phẩm từ thiên tài của Feynman, từ bộ óc cực kỳ nhanh nhạy và sáng tạo của ông hay không? Nếu thế, chúng ta chả còn gì để làm ngoài việc thán phục ông. May thay, khả năng học hỏi của Feynman không hoàn toàn là năng lực bẩm sinh. Ông cũng có một kỹ thuật để học những kỹ năng mới – và điều đáng chú ý là nó khá đơn giản, dễ áp dụng.

Dưới đây là những đặc điểm cơ bản của quy trình bao gồm 3 bước này.

Nhà vật lý học từng đoạt giải Nobel Richard Feynman tiết lộ bí quyết nắm bắt và thành thạo mọi lĩnh vực - Ảnh 1.

Richard Feynman

1. Dạy lại một đứa trẻ

Feynman là một trong những người giỏi nhất trong việc giải thích về những tiến bộ của khoa học, và ông khẳng định rằng kể cả những khái niệm khó hiểu nhất cũng có thể được diễn giải bằng ngôn ngữ đơn giản để ai cũng hiểu được.

Trên thực tế, Feynman tin rằng dùng những từ ngữ bóng bẩy chỉ là một dấu hiệu cho thấy bạn chưa hoàn toàn hiểu về một chủ đề nào đó. Đó là lý do tại sao bước đầu tiên của "Kỹ thuật Feynman" là lấy một mẩu giấy và giải thích bằng cách viết ra những gì bạn đang cố gắng học hỏi như thể bạn đang nói chuyện với một đứa trẻ 8 tuổi bình thường.

Nhà vật lý học từng đoạt giải Nobel Richard Feynman tiết lộ bí quyết nắm bắt và thành thạo mọi lĩnh vực - Ảnh 2.

Khi bạn viết ra một ý tưởng từ đầu đến cuối bằng ngôn ngữ đơn giản mà một đứa trẻ cũng hiểu được (sử dụng những từ ngữ phổ biến nhất), bạn buộc chính mình phải hiểu được khái niệm đó ở mức độ sâu hơn và đơn giản hóa được mối quan hệ cũng như sự kết nối giữa các ý tưởng. Nếu bạn chưa làm được, nghĩa là bạn hiểu rõ về những khoảng trống mà bạn cần bổ sung. Áp lực đó là điều tốt, vì nó báo hiệu một cơ hội để học hỏi những điều mới.

2. Tiếp cận lại

Ban đầu, bạn sẽ gặp khó khăn khi phải truyền tải một khái niệm mới bằng những từ ngữ đơn giản. Chuyện đó là bình thường. Hãy coi mỗi khi mọi thứ trở nên phức tạp hoặc khó hiểu là lúc mà bạn cần nghiên cứu lại chủ điểm đó một lần nữa.

Chẳng hạn, nếu bạn sắp có bài kiểm tra sinh học và thấy khó giải thích sự tiến hóa bằng ngôn ngữ dễ hiểu, hãy mở sách giáo khoa sinh học ra và đọc lại phần về sự tiến hóa. Sau đó đóng sách lại, lấy ra một mẩu giấy và giải thích sự tiến hóa bằng những gì mình vừa lĩnh hội được.

Nhà vật lý học từng đoạt giải Nobel Richard Feynman tiết lộ bí quyết nắm bắt và thành thạo mọi lĩnh vực - Ảnh 3.

3. Duyệt lại và đơn giản hóa

Ở giai đoạn này bạn nên có các ghi chép tổng quát để truyền tải bất kỳ điều gì bạn đang muốn học hỏi bằng ngôn ngữ của chính mình. Giờ đây chỉ còn việc duyệt lại và củng cố kiến thức mà mình mới thu lượm được. Hãy đọc to lên, nếu phần giải thích đó vẫn chưa đơn giản lắm hoặc nghe có vẻ lủng củng, thì đó chính là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải cố gắng hơn nữa.

Đinh Vân

Cùng chuyên mục
XEM