Nguyên nhân khiến Italy khó tăng trưởng mạnh trở lại như thời kỳ hoàng kim

07/06/2017 16:45 PM | Kinh tế vĩ mô

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết dù nền kinh tế Italy tăng trưởng 0,9% trong năm ngoái, mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2010 nhưng quốc gia này không thể lấy lại đà tăng trưởng như trước khi lâm vào khủng hoảng.

Hệ thống tài chính của Italy đang là một trong những điểm yếu chết người của nền kinh tế Châu Âu khi nợ xấu ngành ngân hàng nơi đây lên cao mức kỷ lục. Mặc dù số nợ khó đòi của 15 ngân hàng lớn nhất nước này giảm gần 2 tỷ Euro trong tháng 11/2016 so với tháng trước đó, mức giảm mạnh nhất trong 8 năm qua nhưng những khoản nợ xấu lại tăng nhẹ, cho thấy Italy vẫn còn chặng đường dài phải đi.

Tổng số nợ xấu và nợ khó đòi tại Italy vào khoảng 200-356 tỷ Euro. Tỷ lệ dự phòng nợ khó đòi của ngành ngân hàng Italy đã tăng lên đến 59% vào tháng 6/2016, cao hơn rất nhiều so với mức bình quân tại Châu Âu.


Số nợ quá hạn thanh toán, nợ khó đòi và nợ xấu trong ngành ngân hàng Italy (tỷ Euro)

Số nợ quá hạn thanh toán, nợ khó đòi và nợ xấu trong ngành ngân hàng Italy (tỷ Euro)

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết dù nền kinh tế Italy tăng trưởng 0,9% trong năm ngoái, mức tăng trưởng mạnh nhất kể từ năm 2010 nhưng quốc gia này không thể lấy lại đà tăng trưởng như trước khi lâm vào khủng hoảng. Với khoản nợ xấu khổng lồ đè nặng trên vai, nhiều chuyên gia lo ngại tư tưởng chống khối đồng tiền chung Châu Âu (Eurozone) sẽ tác động mạnh đến kết quả bầu cử của nước này vào năm tới.

Nghiên cứu của hãng tư vấn DBRS cho thấy Italy đã bán được khoảng 58 tỷ Euro nợ khó đòi của 15 ngân hàng lớn nhất nước này. Dẫu vậy, chỉ có khoảng 9 tỷ Euro trong số đó được người mua thu hồi thành công, số còn lại đa phần bị xóa sổ khỏi bảng kế toán. Tồi tệ hơn, dù bán được nhiều khoản nợ khó đòi nhưng ngành ngân hàng vẫn làm ăn không thực sự khả quan khi khoảng 32 tỷ Euro nợ thường bị chuyển thành nợ khó đòi, làm gia tăng gánh nặng cho hệ thống tài chính.


Số nợ xấu phân chia theo hoạt động ngành ở Italy

Số nợ xấu phân chia theo hoạt động ngành ở Italy

Kể từ năm 2016, chính phủ Italy đã thực hiện một chiến dịch đẩy mạnh giải quyết nợ xấu bằng cách bảo đảm một phần với các nhà đầu tư cá nhân cho những khoản nợ khó đòi ít rủi ro nhất. Tuy vậy, cách tiếp cận này cũng không thành công do nhiều nhà đầu tư từ chối mạo hiểm mua những khoản nợ mà họ nhiều khả năng sẽ thua lỗ.

Việc chậm giải quyết các khoản nợ xấu của ngành ngân hàng Italy đang khiến nước này chịu sức ép rất nặng từ Liên minh Châu Âu (EU) cũng như Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) bởi điều đó tương đương với việc họ sẽ cần bơm thêm tiền. Bởi sử dụng đồng tiền chung Euro nên ECB sẽ phải bơm thêm tài chính cho Italy, điều mà tổ chức này không muốn.


Thay đổi số nợ xấu so với cùng kỳ năm trước tại Italy (tỷ USD)

Thay đổi số nợ xấu so với cùng kỳ năm trước tại Italy (tỷ USD)

Những mảng sáng tối xen kẽ

Dẫu vậy, những số liệu tích cực mới đây cũng cho thấy Italy đã có nhiều cố gắng trong việc giải quyết nợ xấu. Động thái ra tay cứu ngân hàng lâu đời nhất nước là Monte dei Paschi di Siena đã kích thích cổ phiếu ngành này trong khoảng thời gian gần đây cũng như tiếp thêm hy vọng cho nhà đầu tư.


Chỉ số cổ phiếu ngành ngân hàng tại Italy

Chỉ số cổ phiếu ngành ngân hàng tại Italy

Nếu so sánh với cùng kỳ năm trước, số nợ xấu ngành ngân hàng của Italy đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp tính đến tháng 11/2016 xuống dưới 200 tỷ Euro. Nguyên nhân chính là do nền kinh tế Italy dù phục hồi yếu nhưng chắc chắn.


Thay đổi chỉ số PMI của Italy so với mức tích cực 50 điểm

Thay đổi chỉ số PMI của Italy so với mức tích cực 50 điểm

Đặc biệt, ngành sản xuất của Italy đã tăng trưởng liên tục kể từ đầu năm 2015 với chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) khả quan. Trong vòng 2 năm qua, nước này tăng trưởng bình quân 1,6% còn thị trường lao động cũng đi lên.

Tuy nhiên, mảng bất động sản của Italy lại khiến nước này có thêm 3,6 tỷ Euro nợ xấu trong tháng 11/2016, tăng 18% so với năm trước đó. Hiện nợ xấu trong ngành bất động sản tại Italy chiếm tới 43% tổng số nợ xấu, tăng 24% so với năm 2010.

Nguyên nhân chính của tình trạng này là những người đầu tư bất động sản hy vọng thị trường sẽ ấm lên và từ chối hạ giá, đẩy mức giá thị trường đi lên cũng như những khoản tín dụng trong ngành, tạo nên nhiều khoản đầu tư không có lời.


Những ngành đóng góp nhiều nhất vào nợ xấu của Italy

Những ngành đóng góp nhiều nhất vào nợ xấu của Italy


Thay đổi giá bất động sản của Italy tại 13 thành phố lớn

Thay đổi giá bất động sản của Italy tại 13 thành phố lớn

Năm 2016, Italy là thị trường bất động sản lớn duy nhất tại Châu Âu không giảm giá nhà.

Trong khi đó, thống đốc Ngân hàng trung ương Italy, ông Ignazio Visco cho biết nước này có thể mất thêm 10 tỷ Euro nữa từ việc bán các khoản nợ xấu hoặc nợ khó đòi với giá thị trường như hiện nay.

Hiện quốc gia này đang cố gắng đàm phán với ECB nhằm bơm thêm 6,5 tỷ Euro cho ngân hàng lâu đời nhất Monte Paschi và chuyển đổi 2,3 tỷ USD trái phiếu sang cổ phần ngân hàng nhằm cứu giúp hệ thống tài chính đang gặp nhiều khó khăn.

BT

Cùng chuyên mục
XEM