Người Việt thích hát Karaoke! Bí quyết giành 21% thị phần của ông chủ hãng tivi 'made in Vietnam'

02/12/2017 08:38 AM | Kinh doanh

“Doanh nghiệp lớn với tầng tầng lớp lớp quy trình không thể có sự thay đổi nhanh chóng. Trong khi đó, với tư duy thử và sai, doanh nghiệp nhỏ trong nước có thể ra quyết định ngay và điều chỉnh trong quá trình triển khai. Đây là lợi thế mà các DN Việt có thể cạnh tranh được với các ông lớn nước ngoài”, ông chủ Asanzo đúc kết.

Trong khi các ông lớn đang mải chạy đua công nghệ, 70% thị phần tivi ở nông thôn đã về tay Asanzo – một hãng điện tử Việt Nam.

Tính toàn thị trường Việt Nam, Asanzo đang chiếm 15% thị phần tivi. Động thái chi hơn 10 triệu USD thâu tóm hãng tivi cận cao cấp Kooda mới đây, ông chủ Asanzo Phạm Văn Tam cho biết sẽ nâng tỷ lệ thị phần của cả Kooda và Asanzo lên 21% toàn thị trường.

Tại sao các ông lớn với công nghệ vượt trội và tiêu chí chất lượng sản phẩm mang tính toàn cầu lại phải chia sẻ thị phần với một hãng điện tử Việt Nam?

Đơn giản vì người Việt thích hát Karaoke!

Trong khi các ông lớn chạy đua công nghệ, Asanzo nhắm vào nhu cầu thực. Trong khi tivi của các ông lớn đều đưa ra với tính năng mang tính toàn cầu, Asanzo đưa vào sản phẩm những tính năng đặc trưng phục vụ cho người tiêu dùng Việt Nam.

Một trong những tính năng đặc trưng phục vụ cho người Việt mà ông Tam áp dụng là sản phẩm tivi tích hợp Karaoke. Hiện nay trên thị trường chỉ có Kooda và Asanzo là có tính năng nổi trội này.

“Tivi của chúng tôi tích hợp Karaoke offline. Hầu như người Việt khi mua tivi về đều phải mua thêm đầu đĩa. Với sản phẩm tivi của chúng tôi, người tiêu dùng có thể hát được Karaoke ngày đêm với mười mấy nghìn bài hát".

"Đi khắp miền quê tôi thấy rằng thích hát Karaoke là nét đặc trưng của người Việt Nam, không riêng gì vùng nào”, ông Phạm Văn Tam – Chủ tịch HĐQT Asanzo – cho biết.

Thử cầm một chiếc điều khiển tivi nhà bạn lên và nhìn một loạt các thể loại nút bấm trên đó, có bao nhiêu nút bấm bạn chưa bao giờ dùng đến kể từ khi rước chiếc tivi về nhà?

Điều đó thúc đẩy ông Tam quyết định “rút ruột” những linh kiện không cần thiết, từ đó giảm bớt tính năng ít sử dụng, mang đến những sản phẩm tivi tính năng đủ dùng, chất lượng cao mà giá thành rẻ hơn sản phẩm tương đương của các hãng khác.

Kooda, thương hiệu tivi cận cao cấp mới ra mắt chưa lâu, cũng được áp dụng chiến lược tương tự: Mức giá rẻ hơn 15% so với các hãng khác mà chất lượng tương đương.

Tăng trải nghiệm người dùng, hướng tới tầng lớp trung lưu ở trung tâm các tỉnh


“Doanh nghiệp lớn với tầng tầng lớp lớp quy trình không thể có sự thay đổi nhanh chóng, ông Phạm Văn Tam cho biết.

“Doanh nghiệp lớn với tầng tầng lớp lớp quy trình không thể có sự thay đổi nhanh chóng", ông Phạm Văn Tam cho biết.

Tiếp tục tập trung vào nhu cầu thực, phát triển những tính năng dành riêng cho người tiêu dùng Việt, bên cạnh việc tích hợp Karaoke offline, dòng tivi cận cao cấp mang thương hiệu Kooda còn kết hợp với dịch vụ truyền hình FPT được sử dụng 1 năm miễn phí.

Ông Tam cho biết, sản phẩm cũng được kết hợp cả dịch vụ MyTV cùng nhiều tính năng khác.

“Những tính năng đó chỉ phục vụ cho người Việt, những thứ mà hãng nước ngoài không phục vụ. Với những tính năng này, người tiêu dùng đang được hưởng lợi với giá thành không cao, dù chưa thể so sánh với các sản phẩm tivi của Samsung”, ông Tam nói.

Điều này cũng thể hiện tinh thần khuyến khích hiệp lực doanh nghiệp Việt của ông chủ tivi Việt, khuyến khích những cái bắt tay và sự sáng tạo của những nhà phát triển phần mềm và công nghệ trong nước.

Đối tượng khách hàng Kooda nhắm tới là người giàu ở tỉnh, người trung lưu ở các thành phố trực thuộc tỉnh, những người trẻ trung, thích khám phá, thích trải nghiệm công nghệ mà không đủ tiền mua các sản phẩm cao cấp. Nhắm tới đối tượng khách hàng dưới 35 tuổi, nên Kooda cũng đưa vào những tính năng khác biệt mang tính trải nghiệm.

Về bản đồ giá, Kooda được định vị nằm trên phân khúc của Asanzo, và nằm dưới quãng giá của các thương hiệu Samsung, LG và TCL.

Tại thị trường nông thôn, hiện Asanzo đã chiếm 70% thị phần tivi ở khu vực này. Kooda sẽ nhắm tới 30% thị phần trung và cận cao cấp còn lại – vốn là thị trường ngách mà các ông lớn bỏ ngỏ, đồng thời hớt váng của 70% khách hàng phát triển từ nhóm khách hàng hiện tại (bình dân) mà Asanzo đang nhắm tới.

Doanh nghiệp lớn với tầng tầng lớp lớp quy trình không thể có sự thay đổi nhanh chóng. Trong khi đó, với tư duy thử và sai, doanh nghiệp nhỏ trong nước có thể ra quyết định ngay và điều chỉnh trong quá trình triển khai. Đây là lợi thế mà các DN Việt có thể cạnh tranh được với các ông lớn nước ngoài”, ông chủ Asanzo đúc kết.

Công nghệ là lợi thế cạnh tranh lớn nhất nhưng cũng là cuộc đua khốc liệt nhất. Tránh “đổ máu” bằng cuộc đua công nghệ, tập trung vào giá trị thực, nhu cầu thực của người tiêu dùng là cách đi an toàn và bền vững mà DN nhỏ nên đầu tư.

Bình An

Cùng chuyên mục
XEM